Phân tích thời gian dừng máy – Giải pháp cho doanh nghiệp (Phần 2)

Sau khi xác định được các vấn đề của việc dừng máy trong kế hoạch, các nhà quản lý có thể tập trung nhiều hơn vào phân tích sự cố dừng máy ngoài kế hoạch. Sự cố này thường bao gồm 2 loại chính: Hỏng hóc cục bộ dẫn tới máy dừng phải để bảo trì hoặc hỏng vặt gây gián đoạn quá trình hoạt động.

Hỏng hóc cục bộ là tổn thất dễ dàng nhìn thấy nhất trong hoạt động sản xuất bởi tính bất thường và sự tác động rõ ràng của nó đến hoạt động sản xuất liên tục trong nhà máy. Các trường hợp xảy ra tổn thất này bao gồm hỏng hóc của khuôn/gá, các hoạt động bảo dưỡng không năm trong kế hoạch, hỏng hóc chung về cơ/điện hoặc bộ phận của thiết bị hoặc các trường hợp thiết bị không vận hành theo yêu cầu (chức năng/thông số công nghệ). Các trường hợp dừng vặt, để phân biệt với các tình huống hỏng hóc cục bộ, thường bao gồm các sự cố gây ra thời gian dừng máy ngắn – ví dụ dưới 5 phút – và thường không yêu cầu sự có mặt của nhân viên kỹ thuật/bảo dưỡng. Các tình huống thực tế có thể bao gồm sự cố với dòng chảy trên dây chuyền, bị kẹt/tắc, sự cố với phần nạp liệu/dẫn hướng, nhầm vật tư/nguyên liệu, bộ phận cảm biến bị che khuất, sự cố nhỏ ở các công đoạn sau,…

Để làm sạch các dữ liệu trên và chuẩn bị cho việc phân tích, một công cụ vô cùng hữu ích trong thời điểm này là biểu đồ Pareto. Vilfredo Pareto đã thiết lập quy tắc 80/20, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. Trong trường hợp này, các nhà quản lý có thể tìm ra 20% vấn đề là tác nhân gây ra 80% thời gian dừng máy trong quá trình sản xuất.

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy Trục thẳng đứng bên trái được dùng để đo lường tần suất xuất hiện, tuy nhiên nó cũng có thể được thay thế để đo lường chi phí hoặc một đơn vị tính toán khác tùy theo mục đích. Trực thẳng đứng bên phải được dùng để đo lường phần trăm tích lũy của tổng số lần xuất hiện, tổng chi phí hoặc tổng của một đơn vị đo lường nào đó tùy mục đích. Vì giá trị được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, hàm tích lũy sẽ là một hàm lõm.

Lấy ví dụ Biểu đồ Pareto mẫu trên, các nhà quản lý có thể dễ dàng nhận ra cách để giảm thiểu 78% số lần đi làm muộn của nhân viên đi là giải quyết triệt để ba vấn đề đầu tiên (giao thông, chăm sóc trẻ em, phương tiện công cộng), điều đó sẽ có hiệu quả hơn là cố gắng giải quyết tất cả mọi vấn đề cùng lúc.

Sau khi sử dụng biểu đồ Pareto để xác định những vấn đề cần ưu tiên giải quyết, các nhà quản lý có thể bắt tay vào phân tích sâu những nguyên nhân gây ra dừng máy. Tới bước này, những dữ liệu còn lại chưa được sử dụng sẽ trở thành nguồn tài nguyên giá trị: Lượng thời gian chờ từ khi máy bắt đầu xảy ra sự cố cho đến khi máy được sửa xong cho thấy liệu bộ phận bảo trì có làm việc tốt hay không; Số sự cố lặp lại trên cùng một máy hay cùng do một người vận hành cho thấy vấn đề nằm ở máy hay con người… Thông qua xác định và xử lý vấn đề tại gốc rễ, tổ chức của bạn có thể cải thiện đáng kể năng suất nhờ việc giảm thời gian dừng máy.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới