Khi mọi việc không diễn ra theo lẽ thường, việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân gốc rễ, các nhà quản lý cần thực hiện nhiều phương pháp thử nghiệm cũng như loại trừ dần các khả năng có thể xảy ra. Đây là một công việc sẽ tiêu tốn không ít thời gian cũng như các nguồn lực khác trong tổ chức của bạn.
Trong nhiều trường hợp, 6 sigma cho phép bạn tiếp cận dễ dàng hơn với nguyên nhân gốc dễ của vấn đề. Dựa trên nguyên tắc thống kê, 6 Sigma đem đến cho các nhà quản lý một cái nhìn khách quan về tình trạng sản xuất của toàn bộ tổ chức. Với ý tưởng này, tất cả những điều kiện thuận lợi hay khó khăn đều được đào sâu xem xét để tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Bởi số lượng điều kiện có lợi ngày càng tăng, phương pháp này hình thành ngay từ chiến lược 6 Sigma hiện có.
Chiến lược phân tích nguyên nhân gốc rễ 6 Sigma là gì?
Chiến lược phân tích nguyên nhân gốc 6 Sigma có thể được hiểu đơn giản bằng cách trả lời 5 câu hỏi “Tại sao?”. Nó khuyến khích những nhân viên đang gặp khó khăn trong công việc tự đặt ra câu hỏi cho đến khi họ nhận ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Trong thực tế, bạn sẽ phải tự hỏi bản thân (hoặc nhóm của bạn) câu “tại sao?” ít nhất 1, 2 lần hay thậm chí hơn 5 lần. Điều quan trọng là cần đảm bảo bạn đang đặt câu hỏi chính xác và sẽ không dừng lại cho đến khi tìm ra câu trả lời.
Câu hỏi “tại sao?” thường có thể áp dụng trong mọi trường hợp, tuy nhiên, bạn cũng cần xác định rõ vấn đề nào là quan trọng nhất. Các tiêu chí của 6 Sigma gợi ý cho bạn những lý do cụ thể giúp cả nhóm tập trung vào hướng đi đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề, khó bị phân tâm khi thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ.
Lấy ví dụ trong một tình huống bình thường hàng ngày, hãy làm theo ví dụ đơn giản sau: Nếu bạn đang lái xe về nhà và bỗng nhiên đèn báo động bật sáng, hãy thử dùng phương pháp này để tìm ra nguyên nhân. Đầu tiên, bạn xác định vấn đề: “chiếc xe đang hoạt động bình thường nhưng đèn báo động vẫn sáng.”. Sau đó bạn sẽ bắt đầu hỏi tại sao? Cụ thể:
– Tại sao đèn báo động sáng?
Bởi vì sợi dây gắn với những bộ phận được nối với nhau đã hỏng. (Xác nhận điều này bằng cách nhìn dưới mui xe hoặc quan sát các hệ thống gắn với sợi dây xem nó có bị va chạm không).
Nếu bạn xác định rằng đây không phải là vấn đề thực sự, bạn sẽ chuyển sang câu hơi tiếp theo.
– Lý do khác khiến đèn báo động sáng là gì?
Bởi vì tôi đã không thay dầu trong 8 tháng. (Kiểm tra mức dầu hoặc hỏi một thợ cơ khí).
Nếu thấy rằng đây là nguyên nhân, bạn vẫn sẽ cần phải tiếp tục hỏi tại sao, bởi vì dầu chưa phải là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
– Tại sao dầu không được thay đúng hạn?
Vì tôi quên lên lịch thay dầu.
– Tại sao tôi lại quên lên lịch thay dầu?
Bởi vì tôi đã ngừng sử dụng ứng dụng “lịch của tôi” trên điện thoại.
Khi bạn đã biết được nguyên nhân gốc rễ làm đèn báo động sáng thực sự là kỹ năng tổ chức kém, bạn có thể điều chỉnh lại việc quản lý và ngăn ngừa hoàn toàn những lỗi tương tự.
Văn phòng NSCL biên dịch