Công ty Cổ phần Ô tô Nissan là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Nhật Bản cũng như trên thế giới.
hiều năm qua, Nissan luôn đứng đầu trong các cuộc bầu chọn về chất lượng xe hơi. Để làm được điều này, công ty đã xây dựng một khung kế hoạch và chiến lược cụ cho các hoạt động sản xuất và quản lý nhằm cải thiện năng suất chất lượng.
Để xây dựng kế hoạch cải tiến năng suất, điều đầu tiên cần làm là xác định được phương thức sản xuất phù hợp, với Nissan thì đó là phương pháp sản xuất theo “dòng chảy liên tục”. Đây là phương pháp sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất với dây chuyền lắp ráp cuối cùng có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu nhu này cầu tăng lên, dây chuyền sản xuất có thể được tăng tốc, trong giới hạn được xác định trước.
Nhà máy Sunderland của Nissan về mặt kỹ thuật rất tiên tiến. Nó sử dụng robot hiện đại và các kỹ thuật sản xuất tích hợp máy tính để tạo ra một quy trình sản xuất được kiểm soát cẩn thận và giúp giảm thiểu sai lỗi đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn là nhân tố sống còn trong cải thiện chất lượng. Việc tổ chức một dây chuyền sản xuất hiệu quả tại Nissan sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ thái độ làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của nhân viên ở mọi công đoạn.
Theo đó, trong bước tiếp theo của kế hoạch, Nissan hy vọng và yêu cầu nhân viên của mình trở thành những người ra quyết định đa kỹ năng; và hầu hết nhân viên cũng muốn điều đó cho bản thân họ. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã đào tạo nhân viên để phát triển kỹ năng của họ, đồng thời khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng, cung cấp môi trường làm việc linh hoạt và khuyến khích khả năng sử lý đa tác vụ cho nhân viên.
Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện chính sách giao tiếp mở bao gồm các cuộc họp mặt đối mặt hàng ngày giữa quản lý và nhân viên, hội đồng công ty, khảo sát nhân viên và nhân viên có quyền truy cập sẵn sàng vào hệ thống mạng nội bộ của công ty. Những điều này giúp nhân viên của Nissan cảm thấy bản thân là một phần của quá trình sản xuất, nhờ đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm và chủ động hơn trong công việc.
Việc áp dụng các công cụ cải tiến cũng là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của Nissan, điển hình là TPM và Kaizen.
Nhờ có TPM, công ty đã giảm thời gian ngừng máy do sự cố và chuyển đổi sản phẩm, giảm mất mát tốc độ (khi thiết bị không thể vận hành tại tốc độ tối ưu của nó) và giảm thời gian chạy không tải và ngừng đột xuất vì hoạt động bất thường của những cảm biến, ùn tắc công việc,…
TQM là một quá trình liên tục. Để duy trì và thực hiện TPM đòi hỏi một ‘văn hóa cải tiến’, trong đó mọi người đều luôn có suy nghĩ tìm cách để làm tốt hơn. Do đó, việc áp dụng Kaizen sau TPM là rất cần thiết.
Với Kaizen, Nissan đã tuyên bố: ‘’Chúng tôi sẽ không bị hạn chế bởi cách làm hiện tại. Chúng tôi sẽ không ngừng tìm kiếm những cải tiến trong bất kì hoạt động nào.’’
Kaizen có thể được áp dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Nó có thể liên quan đến sự thay đổi nhỏ nhất trong thực hành làm việc hàng ngày cũng như sự thay đổi lớn trong công nghệ sản xuất. Thông thường những cải tiến này được bắt đầu bởi các nhóm nhân viên ngồi xuống với nhau và chia sẻ ý tưởng để cải tiến. Những thay đổi nhỏ được duy trì để đảm bảo rằng chúng thực sự hiệu quả. Đối với Nissan, không có cải tiến là không đáng kể. Mọi người ở Nissan đều có trách nhiệm suy nghĩ về cách làm hiện tại và tìm cách làm tốt hơn.
Nhìn chung, chiến lược cải tiến của Nissan là một chiến lược toàn diện về mọi mặt, tuy nhiên yếu tố con người là yếu tố được công ty chú trọng hơn. Thông qua những cải tiến này, Nissan không chỉ cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn xây dựng được một văn hóa cải tiến cho toàn công ty, và đây là nền tảng để Nissan không ngừng phát triển.