Mô hình kinh doanh B2B2C sẽ cạnh tranh một cách nghiêm túc hơn với mô hình B2C.
B2B2C là cụm từ viết tắt của từ Business To Bussiness To Customer, là một mô hình thương mại điện tử kết hợp với kinh doanh Doanh Nghiệp với Doanh Nghiệp(B2B) đưa sản phẩm của Doanh nghiệp đến tay Người tiêu dùng cuối cùng(B2C) phục vụ một giao dịch hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh.
B2C là mô hình kinh doanh Business to Customer, là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra qua mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo.
Đầu năm 2018, IFS đã nói rằng 62% những nhà sản xuất đã được hưởng lợi từ doanh thu thị trường hậu mãi – có thể thông qua các bộ phận bảo hành hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ. 16% số doanh nghiệp được hỏi đã cung cấp hợp đồng dịch vụ bảo trì với các thỏa thuận cụ thể (SLAs), tuy nhiên chỉ có 4% trong số nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm đi kèm với đầy đủ dịch vụ cho khách hàng.
Điều đó có nghĩa nếu như nhà sản xuất có thể bán được sản phẩm của mình qua nhiều kênh khác nhau, họ chỉ có thể hỗ trợ dịch vụ cho những sản phẩm vẫn trong thời gian bảo hành. Với B2B2C, họ có thể tạo nên những mối quan hệ dịch vụ giúp thúc đẩy doanh thu của họ.
Hơn một nửa những đơn vị sản xuất sẽ đầu tư vào trí thông minh nhân tạo (AI).
Phần lớn các nhà sản xuất đã áp dụng tự động hóa vào dây truyền của họ. Trong thời gian mà các hệ thống tự động hóa này đang tối ưu quy trình của nó, AI có thể tạo ra được những hệ thống-quy trình mới. Vì vậy công ty có thể dự đoán được những vẫn đề sẽ xảy đến với hệ thống của mình, hoặc họ có thể dự đoán được nhu cầu của khách hàng trong thời gian sắp tới nhờ AI.
Một lĩnh vực khác được dự đoán sẽ phát triển trong những năm tới là sử dụng AI trong lập kế hoạch và dự báo nhu cầu thị trường. Nếu AI được sử dụng trong môi trường thông tin phù hợp, nhà sản xuất sẽ có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ dựa trên những phân tích của AI.
Trong một cuộc khảo sát tháng 11 năm 2019 của IFS, 40% những doanh nghiệp được hỏi cho biết họ có kế hoạch đầu tư vào AI để phục vụ trong những mục tiêu như lập kế hoạch sản xuất, cải thiện mối quan hệ với khách hàng… Khoảng 60% trên tổng số những câu trả lời đều cho biết sẽ đầu tư nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa hệ thống thông qua việc đầu tư vào trí thông minh nhân tạo.
Văn phòng NSCL biên dịch