Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục với các mô hình chuyển đổi số thành công của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như General Electric, Glass Door, LEGO và MCCORMICK:
General Electric (GE): Nhà máy điện gió của GE là một tổ hợp của hệ thống tua bin gió và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của ngành công nghiệp năng lượng. Giải pháp của GE là công nghệ Wind Powerup đã được lắp đặt trên 4000 thiết bị đã giúp tăng hiệu quả của tua bin lên 5%, điều này giúp tăng lợi nhuân lên đến 20% cho mỗi tua bin. Nhà máy điện gió được tích hợp công nghệ chuyển đổi số mới của GE hứa hẹn sẽ tăng hiệu quả lên 20% và được ước tính sẽ mang về 50 tỉ đô la lợi nhuận cho ngành năng lượng.
Glass Door: Doanh nghiệp này bao phủ hơn 450000 công ty tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ,với hơn 3000 công ty trả tiền để sử dụng nhãn hiệu và công cụ tuyển dụng của mình. Glass Door sử dụng dữ liệu của họ để nghiên cứu thị trường lao động tại Mỹ; danh mục “Những công ty tốt nhất” của Fortune vượt trội hơn S&P500 tới 84,2%.Trong khi đó, danh mục “Nơi làm việc tốt nhất” của Glassdoor lại vượt trội hơn toàn bộ thị trường tới 115,6%.
LEGO: Sau khoảng thời gian mở rộng (1970-1991), LEGO đã trải qua thời kỳ tụt dốc đều đặn (1992-2004) và đến năm 2004 LEGO đã cận kề phá sản. Tại thời điểm then chốt đó, LEGO bắt đầu tái cấu trúc lại công ty và tiến hành chuyển đổi số, tập trung hơn vào những nguồn thu nhập khác từ phim ảnh, trò chơi điện tử trên thiết bị di dộng và những ứng dụng trên điện thoại. LEGO đã đạt được chỉ tiêu thu thập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EDITBA) đến 37,1% vào năm 2014, tăng khoảng 15% so với năm 2007. Trong năm 2014, bộ phim đầu tiên về LEGO thu được 468 triệu đô la với kinh phí làm phim chỉ 60 triệu đô.
MCCORMICK & COMPANY: Công ty cho ra mắt FlavorPrint, một công cụ online giúp khách hàng tái hiện lại khẩu vị của mình. Người sử dụng bắt đầu với 20 câu hỏi về thói quen ăn uống, sở thích về thực phẩm, những món ăn không phù hợp. FlavorPrint sử dụng dữ liệu này và tạo ra những gợi ý cho mỗi cá nhân bằng cách sử dụng thuật toán của mình. Nó đã được mệnh danh là “Netflix cho ẩm thực” chính vì khả năng gợi ý đồ ăn dựa trên sở thích cá nhân của khách hàng. Flavor Print đã đạt được thành công khiến McCormick phải tách riêng công nghệ này ra thành một công ty có tên là Vivanda.
(Còn tiếp)
Văn phòng NSCL biên dịch