Những nghiên cứu điển hình về chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên thế giới (Phần 1)

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là việc thay đổi phần lớn quy trình trong các phương thức hoạt động kinh doanh. Từ đó mang lại những trải nghiệm mới tốt hơn đến khách hàng.

Quá trình chuyển đổi số được đánh giá là thành công nếu như đạt được những thành quả sau:

  • Khách hàng: Khai thác được mạng lưới khách hàng và tái đầu tư vào những thị trường có sẵn dựa trên trải nghiệm thực tế của khách hàng.
  • Cạnh tranh: Tính toán lại về tính cạnh tranh và xây dựng chiến lược mới để có lợi thế trên thị trường.
  • Dữ liệu: Biến dữ liệu có được theo thời gian thực thành tài sản của công ty.
  • Cải tiến: Liên tục đổi mới thông qua những thử nghiệm nhanh.
  • Giá trị: Đánh giá sự thay đổi qua cách mà chuyển đổi số đã giúp định hình doannh nghiệp.

Bởi vì chuyển đối số không thể hoàn thiện trong thời gian ngắn, nó cũng khó mà chứng minh được hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn. Dưới đây là những ví dụ cụ thể về lợi ích mà chuyển đổi số đã mang lại.

Amazon: Được sử dụng như một ví dụ điển hình về sự kỳ vọng của “khách hàng kỹ thuật số” trong thế giới B2B (Bussiness to Bussiness – Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) bao gồm những tính năng nổi bật như: Miễn phí vận chuyển trong 2 ngày đối với đơn hàng trị giá từ 49$ trở lên; hàng tram triệu sản phẩm với mức giá cạnh tranh; tích hợp hệ thống thu mua; khuyến mại mua hàng miễn thuế cho những khách hàng đặc biệt; chia sẻ phương thức thanh toán; quy trình phê duyệt đơn hàng; tăng cường báo cáo đơn hàng giữa các đơn vị khác nhau. Amazon Business được phát hành vào tháng 4 năm 2015 với hơn 250 triệu sản phẩm và một thị trường toàn diện cho những doanh nghiệp thuộc nhóm B2B.

Audi: Công ty đã thay đổi phương pháp bán hàng truyền thống của họ qua việc ra mắt ý tưởng mới về showroom có tên Audi City vào năm 2012. Audi City cung cấp trải nghiệm độc nhất của họ cho phép khách hàng khám phá tất cả thông tin về các mẫu xe ngay tại cửa hàng, điều mà những showroom lớn khác không thể làm được nhất là tại trung tâm những thành phố lớn. Doanh số của Audi City tại Luân Đôn đã tăng lên 60% so với những showroom truyền thống khác. Hơn nữa, showroom này chỉ có sẵn 4 xe tại cửa hàng, giúp giảm chi phí mặt bằng và đáp ứng được nhiều tiêu chí khác của khách hàng.

Ford: Từ năm 2006 trở đi, Ford đã xác định rõ ràng mục tiêu của họ: Đơn giản hóa dòng sản phẩm của công ty, tập trung vào dữ liệu định lượng và chất lượng của xe và hợp nhất hóa tổ chức của công ty. Đối với công nghệ thông tin, Ford cắt giảm kinh phí khoảng 30%. Tuy nhiên mục tiêu của họ không phải để cắt giảm chi phí mà để giải phóng những tài nguyên đó cho việc mở rộng và đổi mới doanh nghiệp. Hướng đi này cho phép Ford khả năng đầu tư vào những dự án đột phá khác như Ford SYNC và MyFord Touch.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới