Không những cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm được đảm bảo chất lượng, công nghệ blockchain cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với những đối tượng khác trong chuỗi cung ứng, ví dụ như người trồng, nhà chế biến, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà bán lẻ hay nhà quản lý…
Đối với nhà sản xuất: Bất kỳ nỗ lực nào để làm giả một mặt hàng thực phẩm trong trong từng công đoạn của chuỗi cung ứng đều có thể được xác định và ngăn chặn ngay lập tức trước khi sản phẩm đến tay nhà bán lẻ.
Đối với nhà bán lẻ: Nếu một sản phẩm có nguy cơ dẫn đến ngộ độc được đưa lên kệ, cửa hàng có thể nhanh chóng tìm ra và loại bỏ chúng khỏi danh mục bán hàng. Điều này giúp các nhà bán lẻ giảm được một lượng lớn chi phí thu hồi và cải thiện được uy tín trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng: Sự minh bạch và cởi mở của blockchain giúp người tiêu dùng tin tưởng và an tâm hơn về những gì mình đã mua, bởi nhãn mác trên sản phẩm được xác minh bởi công nghệ blockchain sẽ phản ánh đúng chất lượng sản phẩm.
Đối với nhà quản lý: Công nghệ blockchain có thể cung cấp đầy đủ mọi dữ liệu trong chuỗi cung ứng và lấp đầy mọi khoảng trống trong bản ghi lịch trình của chuỗi này. Vì vậy, nếu một nhà bán lẻ được xác minh là đang cung cấp một sản phẩm có vấn đề về vệ sinh thì các đối tượng khác trong mạng lưới blockchain có thể kiểm tra toàn bộ lịch trình sản xuất, chế biến, phân phối tìm gốc của vấn đề. Và khi cần thiết, sản phẩm có thể truy xuất tới trang trại cụ thể hoặc số lô sản xuất để có thể được thu hồi nhanh chóng.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp trên: Vào tháng 10, Walmart, IBM và Đại học Thanh Hoa đã ký một thỏa thuận sử dụng công nghệ blockchain để khám phá nguồn gốc chuỗi cung ứng thực phẩm và tính xác thực. Trước khi sử dụng blockchain, Walmart đã thực hiện một thí nghiệm về việc họ phải mất bao lâu để truy xuất nguồn gốc quả xoài tại một trong các cửa hàng bán lẻ của mình đến trang trại nơi cung cấp. Và kết quả là phải mất sáu ngày, 18 giờ và 26 phút. Cùng 1 thí nghiệm và ứng dụng công nghệ Blockchain, họ chỉ mất mất 2,2 giây.
Alibaba cũng đã chứng minh vài trò của blockchain trong việc nâng cao uy tín cho thương hiệu. Vào tháng 3 năm 2017, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc đã tranh thủ sự giúp đỡ của PricewaterhouseCoopers để chạy một chương trình thí điểm với Blackmores ở Úc và Fonterra ở New Zealand để ngăn chặn làm giả thực phẩm bằng cách sử dụng blockchain và chương trình này cũng đã đem lại nhiều hiệu quả thực tế.
Ảnh hưởng của công nghệ Blockchain có thay đổi một cách toàn diện ngành công nghiệp thực phẩm, tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả các đối tượng trong chuỗi cung ứng cùng tham gia. Nếu hàng hóa được truy nguyên từ giai đoạn cấu thành đến chế biến, nhưng nhà bán lẻ không chấp nhận công nghệ này, thì chuỗi cung ứng sẽ không còn được đảm bảo về nguồn gốc. Dù vậy, với sự dẫn đầu của một số công ty lớn như Alibaba, IBM và Walmart, công nghệ blockchain đã và đang dần xác định vai trò của mình trong ngành công nghiệp thực phẩm.