Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam. Số lượng DN cơ khí đã tăng mạnh từ 10.000 năm 2010 lên 21.000 DN năm 2016; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí đạt trên 16 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành cơ khí vẫn đang yếu và có nhiều cản trở.
Ngành cơ khí yếu và có nhiều cản trở
Khó khăn chính của việc phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ ngành xây dựng Việt Nam là do chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành.
Các sản phẩm chính của ngành hiện nay vẫn chủ yếu là gia công, giá trị kinh tế thấp, sản xuất trên dây chuyền, nhà máy cũ, phần lớn máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu đều phải nhập khẩu, lại phải nhập từng phần, không đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm…
Trong số 12 dự án thuộc cơ khí trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg, chỉ có 3 dự án được thực hiện nửa chừng, không trọn vẹn, mới thực hiện trên 374 tỷ đồng trên tổng số gần 10.000 tỷ đồng, đạt 3,75%, làm cho lực lượng cơ khí không mạnh lên sau 15 năm.
Cơ khí luyện kim phát triển “tự phát” và “cát cứ” không theo một quy hoạch tổng thể của nhà nước mà để cho từng ngành, từng địa phương thực hiện theo mục tiêu riêng rẽ… Chính điều này đã khiến lĩnh vực này bị phân tán nguồn lực và không thể hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu cũng như đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn ngành, trái với bản chất sản xuất cơ khí có hiệu quả.
Báo cáo về Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0 do ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương trình bày chỉ ra 5 điểm yếu của ngành cơ khí Việt Nam:
Các giải pháp vĩ mô về chính sách vực dậy ngành Cơ khí
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng cần lựa chọn sản phẩm cơ khí trọng điểm trong giai đoạn 2011-2020. Chính phủ nên tập trung soát xét lại một số sản phẩm cơ khí trọng điểm vừa có thị trường vừa có cơ sở vật chất để phát triển, được hưởng những chính sách ưu tiên đặc biệt. VAMI khuyến nghị một số ngành như đóng tàu biển; ô tô buýt, xe khách và tải nhẹ; phụ tùng chi tiết, cụm chi tiết máy tham gia xuất khẩu, máy động lực và máy nông nghiệp; thiết bị điện…
VAMI khuyến nghị cần tạo điều kiện cho DN cơ khí tham gia các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Ông Dương Văn Hồng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí xây dựng kiến nghị, trước mắt Nhà nước cần mạnh dạn ưu tiên giao các dự án EPC cho DN Việt Nam có năng lực, kinh nghiệm, đủ điều kiện thực hiện, nhằm sử dụng nguồn nhân lực, vật tư có sẵn trong nước.
Các giải pháp cụ thể cho từng doanh nghiệp cơ khí: áp dụng ERP và đầu tư công nghệ mới
Cuộc cách mạng 4.0 ứng dụng trong ngành cơ khí sẽ dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; tạo ra các “nhà máy cơ khí thông minh”. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp cần có sự đổi mới để bắt kịp xu hướng. Giải pháp ERP dành cho ngành cơ khí chính là chìa khóa giúp các nhà sản xuất rút ngắn thời gian tung sản phẩm ra thị trường, các quy trình được đơn giản hóa từ đó gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Đây là một giải pháp quản trị mang tính toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã được áp dụng triển khai thành công tại nhiều doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành cơ khí phải kể đến như: Công ty CP Xuất nhập khẩu dụng cụ (EMTC), Công ty CP Chế tạo Máy biến thế Hà Nội (MBT), Công ty CP Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM), Công ty Công nghiệp Nhật Minh, Công ty TNHH Cơ khí và Tự động hóa Công nghiệp (IDMEA), Công ty Nhôm Đông Á, Cty Bemac Panels Manufacturing, Cty LEO Electronics Việt Nam, Cty TNHH JTEC Hanoi, Cty TNHH Công nghiệp Dezen….
Ngoài ra, cần có các kế hoạch sớm về đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động, “Đổi mới tiêu dùng trong sử dụng máy móc công cụ công nghệ cao”. Cán bộ nhà máy cần tìm hiểu về các giải pháp kỹ thuật, dây chuyền tự động hoá, các dòng sản phẩm tối ưu trong lĩnh vực cơ khí và thiết bị công nghiệp của hơn 100 nhà sản xuất uy tín trên thế giới.
Tóm lại, dù còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, về chính sách, nhưng đã có nhiều DN Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; đóng tàu; máy công cụ và máy nông nghiệp… đã đáp ứng một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một số DN nội địa đã tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là các điểm sáng để các doanh nghiệp khac trong hơn 21000 doanh nghiệp cơ khí Việt Nam học tập.
Văn phòng NSCL tổng hợp