Những điều các nhà sản xuất có thể học hỏi từ lĩnh vực chế biến đồ ăn nhanh (Phần 2)

Những công ty sản xuất đồ ăn nhanh đã dựa vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ để đem lại sự nhất quán cho toàn bộ mô hình kinh doanh của họ, và các nhà sản xuất cũng nên làm như vậy.

Tờ báo Bloomberd Business Week giải thích một ví dụ: “Tất cả các cửa hàng Taco Bell, McDonalds, Wendys và Burger King đều là một dạng nhà máy thu nhỏ với những người quản lý có thể giám sát rất nhiều nhân viên, thiết bị của mình. Họ lập kế hoạch, thay đổi, theo dõi hàng tồn kho và chuỗi cung ứng; họ giám sát dây truyền và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đã qua kiểm soát chất lượng, điều này mang đến cho họ doanh thu từ 1 đến 3 triệu đô la mỗi năm. Tất cả cửa hàng đều có khách hàng sẵn sàng xuất hiện ngay trước cơ sở của họ 24/7 để mua sản phẩm.”

Trong blog kinh tế Seeking Alpha có nói: “Hãy nghĩ đến những lần nhà sản xuất ô tô thay đổi thiết kế xe. Chắc chắn một nhà máy có thể làm ra một vài mẫu dựa theo một nền tảng chung và có thể thay đổi mô hình đó hàng năm. Nhưng những thay đổi đó thường là những thay đổi nhỏ, còn trường hợp những thay đổi lớn thì lại ít xảy ra hơn. Còn đối với đồ ăn nhanh thì lại khác, cạnh tranh xảy ra nhiều bằng cách cung cấp những dịch vụ đặc biệt và ngắn hạn. Vì thế mà việc thiết kế sản phẩm mới phải bị hạn chế bởi quy trình sản xuất trong khi vẫn cần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ.”

Dưới đây là một số nguyên tắc được lấy cảm hứng từ mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh mà các sản xuất có thể ứng dụng cho doanh nghiệp của họ (theo Blog ValueStreamGuru.com):

  • Tiêu chuẩn hóa sản phẩm và quy trình: Big Mac là Big Mac bất kể bạn có mua sản phẩm đó ở đâu, điều này nhấn mạnh vào việc cung cấp sản phẩm đáng tin cậy và được tiêu chuẩn hóa ở mức cao, quy trình sản xuất được thống nhất. Đây là điều mà các công ty đồ ăn nhanh đã hoàn thiện trong nhiều năm.
  • Áp dụng phương pháp sản xuất: Mỗi cơ sở khác nhau đều có những khu làm việc riêng lẻ kết hợp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, cho phép đạt hiệu quả tối đa tại mỗi đơn vị.
  • Sử dụng “Sản xuất kéo” (Just InTime – JIT): Điều đó cho phép triển khai sản phẩm một cách nhanh nhất ngay khi có nhu cầu, trong khi đó vẫn duy trình sản xuất những sản phẩm khác để sẵn sàng đưa ra thị trường.
  • Tối ưu hóa với quy trình sản xuất tinh gọn: Tối ưu hóa diện tích sử dụng trên một mặt sàn. Những nhà hàng đồ ăn nhanh thường có khu sản xuất rất hạn chế nhưng sản phẩm đầu racủa họ lại rất lớn, điều này có nghĩa rằng diện tích mặt bằng của họ được tận dụng một cách tối đa.

Văn phòng NSCL

Tin mới