Những công nghệ hàn nổi trội trong ngành gia công cơ khí (Phần 1)

Hiện nay, nhiều công nghệ hàn nổi trội đã khẳng định được vị thế của chúng trong ngành gia công cơ khí, điển hình như hàn TIG, MIG, hàn hồ quang và hàn ô xy-khí gas. Mỗi một loại công nghệ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Hàn hồ quang (Arc welding)

Đúng như tên gọi của nó, hàn hồ quang sử dụng hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại trước khi hợp nhất chúng. Dòng điện hồ quang hợp nhất 2 mảnh vật liệu lại bằng cách sử dụng 2 điện cực(các điện cực thường không bị ăn mòn).

Hồ quang điện có thể đạt nhiệt độ rất cao đến 3500°C, rất hiệu quả trong việc nung chảy kim loại kể cả thép có chứa hàm lượng carbon cao. Phương pháp này cũng sử dụng khí gas làm lớp bọc bảo vệ cho mối hàn bởi vì không khí bên ngoài có thể gây oxy hóa cho mối hàn làm giảm chất lượng.

Sau đây là những ứng dụng phổ biến nhất của hàn hồ quang trong sản xuất công nghiệp:

  • Đóng tàu.
  • Sản xuất ô tô
  • Xây dựng
  • Cơ khí, chế tạo…
  • Những lợi ích sử dụng hàn hồ quang
  • Sử dụng khi hàn với tốc độ cao.
  • Hàn dễ dàng với những vật liệu cơ bản.
  • Thiết bị gọn nhẹ, dễ mang theo.
  • Có thể hàn với dòng điện 1 chiều (DC) và cả xoay chiều (AC).
  • Nhiệt độ hàn cao.
  • Bất lợi khi sử dụng hàn hồ quang
  • Không hiệu quả khi làm việc với vật liệu mỏng.
  • Yêu cầu kĩ năng cao.
  • Không thể sử dụng với kim loại như Nhôm hay Titan.

Hàn MIG (Metal Insert Gas Welding)

Hàn MIG là một phương pháp hàn khác cũng sử dụng hồ quang điện trong quá trình hàn. Tuy nhiên, điểm khác ở hàn MIG so với phương pháp trên là hàn MIG sử dụng một điện cực ăn mòn để kết nối 2 vật liệu với nhau. Điện cực ăn mòn này là một miếng kim loại cung cấp nguyên liệu kết nối, miếng kim loại này tan chảy trong bể hồ quang và đóng vai trò là chất kết dính.

Trong hàn MIG, điện cực dễ dàng bị nung chảy để có thể kết nối vật liệu, cho nên hàn MIG được sử dụng rất rộng rãi khi hàn 2 mảnh vật liệu giống nhau. Khí gas sử dụng trong công nghệ này là khí trơ, được bơm vào và bao bọc lấy mỏ hàn trong quá trình hàn để đảm bảo mối hàn không bị ảnh hưởng bởi không khí bên ngoài.

Các ứng dụng phổ biến của hàn MIG

  • Sử dụng trong đa số các ứng dụng hàn gắn kim loại.
  • Chế tạo các loại bình khí nén và các công trình kết cấu thép.
  • Công nghệ sản xuất ô tô và công nghiệp cải tạo nhà.
  • Lợi ích của hàn MIG
  • Tạo ra các mối hàn chất lượng cao.
  • Khi hàn ít bị bắn ra xung quanh.
  • Sử dụng hiệu quả khi hàn vật liệu tương tự nhau.
  • Có thể sử dụng hàn tự động hoặc bán tự động.
  • Bất cập khi hàn MIG.
  • Không hiệu quả khi hàn ngoài trời.
  • Khó khăn khi hàn với những vật liệu có độ dày lớn.
  • Quá trình chuẩn bị vật liệu mất công.
(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới