Những công nghệ đang làm thay đổi diện mạo của các nhà sản xuất (Phần 1)

Cuộc đua về công nghệ là cuộc đua mang tính sống còn đối với rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Từ những thiết bị trợ lực hỗ trợ công nhân trong quá trình gia công đến các robot thông minh có thể tự hoàn thành cả dây chuyền sản xuất mà không cần đến sự tham gia của con người, tất cả đều hướng tới mục tiêu giảm chi phí và cải thiện hiệu quả sản xuất. Dưới đây là một số công nghệ đã làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp sản xuất:

In 3D

Đối với những công việc đòi hỏi độ chính xác cao, các robot có thể hoàn thành những công việc như vậy tốt hơn con người rất nhiều. Trong lĩnh vực in ấn, trước đây để tạo ra một sản phẩm người ta thường mất từ nhiều tuần tới nhiều tháng cho khâu tạo hình. Tuy nhiên với công nghệ in 3D hiện tại , con số này đã giảm xuống chỉ còn vài giờ. Nhờ đó không chỉ năng suất được cải thiện mà tỉ lệ sai lỗi từ các lý do chủ quan cũng được giảm đáng kể.

Một ưu điểm khác của in 3D là khả năng cho bất kỳ người dùng nào, ngay cả những người có kinh nghiệm CAD hạn chế, chỉnh sửa thiết kế theo ý thích của họ, tạo ra các bộ phận mới độc đáo và hoàn toàn tùy chỉnh. Đối với các công ty, điều này có nghĩa là bây giờ có tùy chọn cho phép mỗi khách hàng tùy chỉnh một sản phẩm theo sở thích cá nhân của họ, một xu hướng phát triển trong các thị trường hiện đại. Nó cũng có nghĩa là một thiết kế nhất định có thể được sản xuất trong một loạt lớn các vật liệu khác nhau. Mặt khác, công nghệ in 3D tạo ra ít chất thải hơn cho một chi tiết. Kết hợp với tính chất có thể tái chế nói chung của các vật liệu được sử dụng để in 3D, có thể thấy rõ rằng in 3D có lợi thế lớn về độ bền.

Đo lường

Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, chúng ta có thể lấy ví dụ điển hình cho ngành gia công cơ khí chính xác, hiện đang là một trong những tâm điểm của sự phát triển kinh tế. Yêu cầu của các nhà sản xuất linh kiện điện tử (Samsung, Apple, LG. etc) yêu cầu các chi tiết của mình hay của các vendor (nhà cung cấp) phải đạt được sai số từ 1µm ± 300L/1000 (L là kích thước của chi tiết) đến 3µm ± 300L/1000, các nhà sản xuất chi tiết công nghiệp ô-tô xe máy (Mercedes Benz, Toyota, Honda, Piagio etc.) kiểm soát chất lượng ở luôn mức trung bình dưới 3µm ± 300L/1000, quy mô lớn hơn, Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (Vendor của Boeing), Nikkiso (Vendor của Airbus) hay Rolls Royce Shipyard đang sử dụng các thiết bị đo lường laser hàng đầu thế giới Leica Laser tracker ở mức độ sai số cơ sở cho phép 15µm và khoảng đo đến 320m.

Như vậy với quy mô sản xuất hàng loạt sản phẩm như Samsung, hay Foxconn, cứ 10 đến 20 máy gia công cơ khí CNC là phải trang bị một máy đo tọa độ để kiểm tra các chi tiết cơ khí chính xác, công thức này tùy thuộc vào công suất và kế hoạch phát triển của từng nhà máy. Từ đây có thể thấy tầm quan của các thiết bị đo lường là vô cùng lớn. Bên cạnh thiết bị đo lường, các phần mềm hỗ trợ quản lý cũng đóng vai trò không nhỏ đối với thành công của doanh nghiệp. Điển hình như phần mềm MMS – Metrology Management System (Hệ thống quản lý đo lường). MMS cho phép các nhà quản lý kiểm soát tình hình sản xuất trong một hệ thống tổng thể và toàn diện. Hơn thế nữa, sự tích hợp của các thiết bị nghe nhìn hiện đại như Smartphone, Smart TV, internet thậm chí các mạng xã hội và các ứng dụng hiện đại cũng là các công cụ để các MMS truyền tải báo cáo về từng sản phẩm và chi tiết được các kỹ sư kiểm tra ở công xưởng.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới