Nhiều công ty đã đạt được chứng nhận IATF 16949: 2016

IATF 16949:2016 được ban hành vào tháng 10 năm 2016. Tiêu chuẩn mới này dành cho ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô, thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009. Thời hạn cuối cùng để chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới là ngày 14 tháng 09 năm 2018.

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là một tiêu chuẩn đột phá, định hướng mạnh mẽ vào khách hàng là các hãng sản xuất Ô tô hàng đầu thế giới, trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là sự tập hợp của các yêu cầu cụ thể từ những hãng Xe Ô tô hàng đầu thế giới như là BMW, FCA US LLC (Chrysler Group LLC cũ), FCA Italy SpA, Ford Motor Company, General Motors, PSA Group, Renault Group.

Nhiều công ty đã đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng toàn cầu IATF 16949 như Thaco, Công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công, hay Công ty Cổ phần TNHH MOLEX Việt Nam

Nhà máy Bus Thaco

Nhà máy Bus Thaco bảo đảm tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng toàn cầu IATF 16949. Linh kiện được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao, với các trang thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản, Italy, Hàn Quốc, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IATF. Nhà máy bus Thaco có công suất 20.000 xe/năm, là nhà máy xe khách lớn nhất Đông Nam Á với định vị công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường. Tại đây, Thaco đã nghiên cứu thiết kế và sản xuất các sản phẩm xe bus với đầy đủ các chủng loại xe từ trung cao cấp đến cao cấp và theo mục đích sử dụng, có kiểu dáng và nhận diện hoàn toàn mới, sử dụng động cơ khí thải tiêu chuẩn Euro 4,5,6, bổ sung thêm dòng sản phẩm xe bus mang thương hiệu Thaco – Việt Nam, chất lượng quốc tế và đạt tỷ lệ nội địa hóa cao (60%), đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước ASEAN

Công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công

Công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công (Disoco) đã tổ chức đón nhận giấy chứng nhận Quốc tế quản lý chất lượng dây chuyền sản xuất linh phụ kiện ô tô IATF 16949: 2016. Theo đại diện công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công, việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng IATF 16949: 2016 có tác dụng rất lớn, làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Công ty Cổ phần TNHH MOLEX Việt Nam

Thành lập năm 1938, sau khi đặt nhiều nỗ lực trong việc học hỏi, cải tiến, Molex tự hào khi được nhắc đến với tư cách là một trong những nhà sản xuất linh kiện điên tử hằng đầu thế giới. Bên cạnh quá trình tích hợp từ thiết kế đến sản xuất, Molex đã ứng dụng công nghệ hiện đại, kết quả là các sản phẩm chất lượng được giao hàng đúng hẹn đã ra đời. Đặt cơ sở sản xuất ở Hà Nội, bằng việc ứng dụng bí quyết Molex, Molex Việt Nam đóng vai trò là nhà sản xuất các thiết bị kết nối, ăng ten, sợi cáp quang, sản phẩm vi mạch cùng các loại máy móc công nghiệp khác…

Để đáp ứng các yêu cầu trong ngành công nghiệp xe ô tô và xe máy Công ty phải tham gia chuổi cung ứng, và IATF 16949 là tiêu chuẩn duy nhất được công nhận trên toàn thế giới liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xe ô tô và xe máy. Tháng 11 năm 2016 Ban lãnh đạo Công ty MOLEX đã áp dụng theo tiêu chuẩn IATF 16949 và đạt chứng nhận năm 2017.

Yêu cầu đối với các công ty có chứng chỉ IATF 16949 Giống như tiêu chuẩn ISO/TS 16949 trước đây, tiêu chuẩn IATF 16949:2016 được phát triển dựa trên nền tản của ISO 9001:2015, kết hợp với QS 9001 và VDA 6.1 và các yêu cầu cụ thể của các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Vì vậy, cấu trúc của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 giống với cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tuy nhiên tương ứng với mỗi điều khoản của ISO 9001:2015 thì IATF 16949:2016 bổ sung thêm các điều khoản khác với độ khó cao hơn rất nhiều so với ISO 9001:2015 nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt và khắc khe về chất lượng của ngành sản xuất linh kiện ô tô. Để ứng dụng được IATF 16949:2016, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016, thì doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ cốt lõi của ngành sản xuất linh kiện ô tô (5 Core tools) là: FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn; SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê”; MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”; APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát” và PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”.  
 

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới