Hơn bao giờ hết, các nhà máy thông minh đang được ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm như một giải pháp để vượt qua các thách thức về công nghệ và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị trường trong tương lại gần.
Một nghiên cứu mới từ Viện nghiên cứu Capgemini đã cho thấy các nhà máy thông minh có thể bổ sung ít nhất 1,5 nghìn tỷ $ cho nền kinh tế toàn cầu thông qua việc cải thiện năng suất chất lượng và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp. Và các quốc gia như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là ba quốc gia đi đầu trong việc áp dụng nhà máy thông minh, theo sát phía sau là Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Pháp.
Theo báo cáo “Quy mô nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số”, Các chuyên gia đã xác nhận có 2 thách thức chính làm cản trở việc nhân rộng mô hình nhà máy thông minh tại doanh nghiệp: Cơ sở hạ tầng và Hiểu biết về chuyển đổi số. Vấn đề thứ nhất là về nền tảng công nghệ thông tin và mạng lưới kết nối tại tổ chức, yêu cầu tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin được sử dụng cho các quy trình kinh doanh với các hệ thống công nghệ vận hành (OT) được sử dụng để giám sát các thiết bị, máy móc và quy trình công nghiệp. Vấn đề thứ 2 là việc yêu cầu một loạt các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thúc đẩy việc chuyển đổi số và thông thạo các công cụ hỗ trợ quản lý trong chuyển đổi số.
Theo một cuộc khảo sáo với sự tham gia của trên 1.000 giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất tai 13 quốc gia khác nhau, kết quả cho thấy:
Việc giám sát và vận hành từ xa là một trong những tiềm năng hàng đầu của nhà máy thông minh. Khả năng hiển thị các trạng thái hoạt động của các thành phần máy cho phép các nhà quản lý nhà máy giám sát và chẩn đoán từ xa các hệ thống một cách nhanh chóng cũng như xác định và giải quyết các vấn đề trước khi ảnh hưởng đến sự sẵn có của máy móc và các hợp chất năng suất. Mặt khác, tính liên kết được cung cấp bởi các công nghệ IIoT cho phép liên lạc liền mạch giữa các máy móc, thành phần và con người. Khả năng kết nối này cho phép tối ưu hoá quá trình xử lý dữ liệu – tăng hiệu quả và năng suất.
Thực tế cho thấy việc áp dụng mô hình nhà máy thông minh đã trở thành một xu thế song hành cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Văn phòng NSCL biên dịch