Nhà máy thông minh của Nhật Bản – mô hình tương lai của ngành sản xuất (Phần 2)

Vào năm 2016, Bloomberg báo cáo rằng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Mỹ có tuổi đời lâu nhất kể từ năm 1925. Tổ chức tin tức này cho biết “tuổi trung bình của tất cả các tài sản cố định là 22,8 năm” vào năm 2015. Nhiều cơ sở công nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và hệ thống kiểm soát công nghiệp. Một số lượng đáng kể các cơ sở vẫn chạy Windows XP, đã được vào năm 2006, hoặc thậm chí phần mềm cũ hơn mà không còn được hỗ trợ bởi các bản cập nhật. Peterson cho đã chỉ ra thực tại rằng các nhà quản lý công nghiệp thường có thái độ hoàn thiện với những gì họ đang có nhưng cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả, làm giảm mục tiêu tiết kiệm tiền. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải viết mã cho máy quét trong khi có hàng trăm chương trình đã được viết sẵn để sử dụng cho điều đó? Cho đến ngày hôm nay, AWNC đang sử dụng các chương trình được viết sẵn như vậy trong một loạt các hoạt động sản xuất. Peterson cho biết: “Quét là một trong những việc quan trọng để theo dõi hàng tồn kho, theo dõi các vật liệu trên sàn, đưa dữ liệu vào hệ thống MES và ERP.”. Một năm rưỡi trước đây, công ty đã không có tín hiệu Wi-Fi trên sàn giao dịch nhưng vẫn có kế hoạch kết nối thiết bị của mình. Sau khi cài đặt một mạng Wi-Fi an toàn, công ty đã có thể đưa ra một chiến lược khác nhau để kết nối máy móc của nó. “Điều đó đã giúp chúng tôi tiết kiệm khoảng 600.000 đô la”, Peterson lưu ý. Việc nâng cấp đường truyền không dây mật độ cao cũng có thể được sử dụng để xác định hàng hoá, vật liệu và sản phẩm được dán nhãn. Công nghệ tương tự có thể hướng dẫn tính chính xác của sản xuất. Peterson giải thích: “Chúng tôi đang phát triển Bluetooth cho các thiết bị hỗ trợ, thước kẹp và thước đo vi lượng trong môi trường sản xuất và sau đó chuyển thông tin trở lại cho bộ phận điều hành.” Cơ sở hạ tầng CNTT mới cho phép AWNC triển khai các ứng dụng hiện đại và hoạt động hiệu qur hơn hẳn trước đây. Có sự thay đổi lớn về gia công phần mềm trong sản xuất, nơi mà một số lượng ngày càng tăng của các công ty đã từ bỏ ý tưởng đưa sản xuất đến các nước có chi phí nhân công thấp. “Với công nghệ nhà máy thông minh, bạn có thể đặt nhà máy ở bất cứ đâu trên thế giới. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đặt nó gần hơn với khách hàng của mình và gần với đội ngũ nghiên cứ và phát triển của bạn,” Tantzen giải thích. Peterson cũng đồng ý với quan điểm về xu hướng này: “Thực tế là bạn có một cơ sở như thế này ở North Carolina phục vụ Toyota là bởi vì chi phí cho vận chuyển hộp số qua đường hàng hải rất tốn kém”. Bây giờ, nhờ nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, các nhà quản lý cơ sở tại AWNC lên kế hoạch tạo ra các loại hộp số giống như các mẫu hộp số đã được sản xuất tại Nhật. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà máy thông minh là xử lý số lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị được kết nối. “Quá tải dữ liệu chắc chắn là một cái gì đó bạn muốn giải quyết. Số lượng dữ liệu bạn sẽ nhận được từ thiết bị của bạn thực sự là áp đảo nếu bạn không chuẩn bị sẵn sàng cho nó.” Peterson nói. AWNC vận hành khoảng 2000 máy, mỗi máy thu thập hàng chục điểm dữ liệu. Công ty đã có một khoản đầu tư đáng kể để đáp ứng nhu cầu dữ liệu hiện tại và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ít nhất là trong tương lai một năm tới. Ông nói: “Chúng tôi đưa vào một số lượng lớn phần mềm tính toán, bộ nhớ REM và khả năng lưu trữ trong hoạt động vì chúng tôi biết chúng tôi phải đối phó với khối lượng dữ liệu lớn. Chúng tôi hoàn toàn thấy điều này với hệ thống MES. Chúng tôi có hàng triệu byte dữ liệu mỗi phút từ các máy chủ của mình.” Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng IIoT cũng có một số nguy cơ về an ninh mạng. Để giảm thiểu nguy cơ chịu ảnh hưởng của những cuộc tấn công do virus mạng, các doanh nghiệp sử dụng hệ thống CNTT cần thực sự tập trung vào kiến ​​trúc an ninh để bảo mật dữ liệu tốt hơn. Bài liên quan: Nhà máy thông minh của Nhật Bản – mô hình tương lai của ngành sản xuất (Phần 1)

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: ioti.com

Tin mới