Nghiên cứu gần đây về việc triển khai Six Sigma tại Continental Mabor – một công ty sản xuất lốp xe ở Famalicao, Bồ Đào Nha cho chúng ta hình dung các bước triển khai phương pháp Six Sigma vào sản xuất. Nghiên cứu này được công bố tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Kỹ thuật Sản xuất 2017.
Continental Mabor đã thiết lập Six Sigma do sản xuất lốp xe là ngành kinh doanh đang cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu. Vì vậy, công ty mong muốn thành công, cần tìm kiếm hoạt động sản xuất tối ưu.
Dưới đây là tổng quan về cách Continental Mabor tiếp cận phương pháp Six Sigma của DMAIC (viết tắt của: Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải tiến và Kiểm soát).
Công ty tập trung cải tiến trong quy trình ép đùn cao su, đặc biệt là các công đoạn trộn, chuẩn bị và tạo hình. Lượng vật liệu thừa trong quy trình được sử dụng cho các mục đích khác. Đây là một trong những chỉ số để công ty đo lường hiệu quả hoạt động. Mục đích là hạn chế số lượng phế liệu trong quá trình ép đùn lốp.
Xác định
Để xác định chính xác khu vực cần cải tiến, công ty đã lập nhóm cải tiến nhằm xác định các vấn đề, thiết lập mục tiêu của dự án. Nhóm cải tiến cũng:
Để thực hiện việc này, nhóm đã sử dụng biểu đồ Gantt, biểu đồ nằm ngang để hình dung quy trình sản xuất, sử dụng sơ đồ SIPOC để xem toàn bộ quá trình từ nhà cung cấp tới khách hàng.
Đo lường
Để nắm được hiện trạng của quá trình ép đùn, lãnh đạo của Continental Mabor đưa ra kế hoạch thu thập dữ liệu, bao gồm đo lường phế liệu bị loại bỏ trong quá trình ép đùn. Dữ liệu được thu thập trong 30 tuần. Khi có dữ liệu có thể xác định tỷ lệ phần trăm của vật liệu không được sử dụng tối ưu trong các quy trình ép đùn tạo lốp xe.
Phân tích
Với dữ liệu thu thập được, trọng tâm sau đó là tìm nguyên nhân gốc rễ của các lỗi chất lượng gây ra bởi lượng nguyên vật liệu lãng phí. Công ty đã sử dụng sơ đồ Ishikawa để tìm mối quan hệ nhân – quả giữa các hoạt động, đầu vào quy trình và vấn đề tạo ra phế liệu. Sau đó, họ sử dụng biểu đồ Pareto để xác định thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân tiềm năng.
Họ phát hiện ra rằng một máy không hoạt động tốt như các máy khác, dẫn đến phế liệu gia tăng đáng kể. Trong quy trình ép đùn, phương pháp cấp liệu đang có vấn đề khiến máy hay dừng và bị kẹt.
Cải tiến
Trong bước này, một danh sách các vấn đề, nguyên nhân gốc rễ và các hành động để cải tiến được đưa ra. Chúng bao gồm cải tiến máy móc và phương pháp cấp liệu vào máy.
Kiểm soát
Với những cải tiến đã thực hiện, công ty đã giảm số lượng phế liệu xuống 5 tấn/ngày. Sau khi tính toán các chi phí cải tiến máy móc, công ty tiết kiệm được 165.000 euro/năm, tương đương hơn 200.000 đô la Mỹ/năm.
Trong kết luận về cải tiến quy trình tại Continental Mabor, Silva đã viết rằng: “việc sử dụng phương pháp Six Sigma đóng vai trò quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống và kỷ luật đối với các vấn đề thông qua vòng lặp DMAIC.”
Văn phòng NSCL biên dịch