Vòng bi là một chi tiết quan trọng được sử dụng trong nhiều loại máy móc công nghiệp như động cơ, hộp giảm tốc và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của thiết bị. Bài viết xin được chia sẻ về những nguyên nhân gây hỏng vòng bi và các phương pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân gây hư hỏng vòng bi
Bôi trơn không đúng cách: Ngày nay mặc dù xuất hiện nhiều loại vòng bi tích hợp cơ chế tự bôi trơn trong suốt vòng đời, tuy vậy phần lớn các vòng bi vẫn yêu cầu phải bổ sung mỡ hay dầu bôi trơn trong quá trình làm việc. Theo thống kê,có tới 36% các trường hợp vòng bi bị hỏng xuất phát từ nguyên nhân sử dụng chất bôi trơn không đúng loại và với lượng không phù hợp.
Khi chất bôi trơn được tra thêm không đúng loại ban đầu, thì trong quá trình vận hành máy, hai loại chất bôi trơn thường xảy ra phản ứng với nhau để tạo ra những cặn kết dính. Những cặn này tích tụ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất làm việc của vòng bi.
Khi lượng dầu mỡ bôi trơn vượt quá mức cần thiết sẽ làm giảm đi hiệu quả làm mát, khiến cho vòng bi hoạt động nhanh bị nóng, giảm khả năng chống ma sát. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm cho máy móc thiết bị không thể hoạt động đúng như công suất thiết kế.
Vòng bi làm việc trong điều kiện quá tải: Khi máy móc làm việc quá tải dẫn tới vòng bi cũng phải làm việc quá tải và chịu momen xoắn lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Lúc này máy vòng bi sẽ dễ dàng bị biến dạng và hư hỏng.
Lắp đặt không đúng cách: Việc lắp đặt vòng bi công nghiệp không đúng cách, sử dụng lực quá mạnh và sử dụng những dụng cụ lắp đặt không phù hợp là nguyên nhân gây ra những biến dạng của vòng bi. Ngoài ra việc lắp đặt vòng bi không đồng trục sẽ làm vòng bi nhanh bị hư hỏng.
Vòng bi bị nhiễm bẩn: Theo thống kê có tới 14% trường hợp vòng bi bị hư hỏng vì không được che chắn cẩn thận. Bụi bẩn sẽ bám dính vào chất bôi trơn ảnh hưởng đến hiệu quả bôi trơn, gây xước bề mặt bi và bạc làm cho vòng bi không thể làm việc tốt và lâu dần bị hư hỏng.
Các phương pháp phòng ngừa:
Văn phòng NSCL tổng hợp