Nghiên cứu điển hình: Thực hiện hiện quả 5S tại nhà máy nung gốm (Phần 2)

Sau khi đã hoàn thành S1 và S2, nhà máy nung gốm công nghệ cao của Ấn Độ đã triển khai bước dọn dẹp sạch sẽ nhà xưởng của khu vực kho và khu vực sản xuất sứ cách điện. Đây cũng là bước cuối cùng trong 3 bước cơ bản để xây dựng văn hóa 5S cho tổ chức.

C. Sạch sẽ: Để duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và có tổ chức, các bảng để đồ vệ sinh được sử dụng. Nhiều khu vực trong xưởng có các vấn đề về giữ gìn vệ sinh, đôi khi việc này xuất phát từ việc không tìm được các thiết bị vệ sinh. Vì vậy bằng cách tạo ra những bảng để đồ vệ sinh và vị trí để thích hợp, mọi người đều có thể biết nơi lấy khi nào cần thiết và nơi cất chúng sau khi sử dụng. Giữ được thói quen này là vô cùng quan trọng và nhân thức này được tạo ra bằng cách liên kết thói quen vệ sinh với trách nhiệm cụ thể ở xưởng làm việc. Ngoài ra các thùng rác được bố trí ở vị trí thuận tiện dễ dàng sử dụng

Hình 4: Bảng cung cấp thiết bị vệ sinh.

D. Săn sóc: Sau khi thực hiện ba nội dung trên, các công nhân của bộ phận đã thỏa thuận rằng tất cả mọi người nên góp sức dọn dẹp nơi làm việc hàng ngày. Hơn nữa vào cuối tuần, một cuộc dọn dẹp tổng thể được thực hiện. Việc tổng vệ sinh này được điều khiển bởi một nhân viên chuyên dụng.

 

E. Sẵn sàng: Sau khi triển khai các phương án thành công, việc duy trì được là vấn đề quan trọng nhất. Sự sẵn sàng, chuẩn bị, các phương pháp, sự hỗ trợ từ người lao động và nhà quản lý cũng như khả năng thích ứng với 5S là sự cần thiết cho sự phát triển. Để đạt được điều đó, một bảng đánh giá được chuẩn bị cho quá trình thực hiện 5S. Các đánh giá này được thực hiện theo tháng và kết quả được phân tích.

Bảng GEMBA được sử dụng để đánh giá tất cả các thông số hiệu suất, cụ thể là an toàn, năng suất, chất lượng, sự vắng mặt lao động, sự vận hành máy. Đây là một phương pháp trực quan để theo dõi tất cả các hoạt động của xưởng hằng ngày và có khả năng cung cấp nguyên nhân cũng như biện pháp ứng phó khi các thông số hiệu suất không đạt được. Ngoài ra các kĩ năng của từng nhân viên cũng được thể hiện trên biểu đồ.

Kết quả sau khi thực hiện 5S được thể hiện:

Kho hàng: Nhiều vật liệu, công cụ, thành phần máy móc được kiểm soát theo danh sách dữ liệu. Bao gồm kích thước/trọng lượng, số lần sử dụng trong tháng, vị trí. Dựa vào tần suất sử dụng, các vật tư có thể chia làm 3 nhóm: sử dụng nhiều, sử dụng ít và không sử dụng trong thời gian dài. Sau khi phân loại sắp xếp một cách tốt nhất, diện tích tiết kiệm được của kho là 12,91%.

Bộ phận sứ cách điện: Năng suất của bộ phân tăng lên, đưa ra được những giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian cho những khâu sản xuất sử dụng con người.

Qua việc thực hiện 5S tại hai xưởng của một nhà máy sản xuất Gốm Sứ, có thể thấy công cụ 5S mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như lợi ích cho người lao động.

Văn phòng NSCL

Tin mới