Nghiên cứu điển hình của IPCO: Cải tiến toàn diện tại nhà máy Sanvik Shanghai (Phần 2)

Việc đầu tiên mà các chuyên gia IPCO hướng tới trong quá trình triển khai giải pháp cải tiến tại Sanvik Shanghai là xây dựng một biểu đồ chuỗi giá trị theo từng công đoạn. Không chỉ riêng quá trình sản xuất, các hoạt động kinh doanh khác như quảng cáo, thiết kế sản phẩm, đặt hàng và bán hàng,… cũng được phân tích chiều sâu để xác định thứ tự ưu tiên cải tiến.

Dựa trên nguyên tắc của biểu đồ Pareto, việc giải quyết sớm nguyên nhân gây ra nhiều lãng phí nhất sẽ đem lại lợi ích thiết thực hơn là cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề cùng lúc. Do đó, công tác quản lý đã được xác định là vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả của toàn quy trình.

Theo hướng dẫn, tổ quản lý sản xuất tại Sanvik Shanghai đã kết hợp với các đơn vị khác để tạo một bảng quản lý trực quan cho từng mốc của dự án với những danh sách kiểm tra chi tiết cho từng giai đoạn và chắc chắn rằng tất cả các công việc được hoàn thành và phân phối tới tất cả các khu vực.

Các nam châm với màu sắc khác nhau được đính trực tiếp trên bảng tiến độ nhằm cho phép tất cả các bên có liên quan đến dự án, bao gồm giám sát dự án, thiết kế, sản xuất, bán hàng, tài chính, nhà kho và các phòng chất lượng có thể nhanh chóng biết được tiến độ của dự án, những vấn đề xảy ra và làm cách nào để giải quyết chúng mỗi ngày.

Đối với quy trình sản xuất, IPCO xác định “3 lãng phí lớn” trong quy trình bao gồm: Khấu hao nguyên vật liệu do thao tác của công nhân; lãng phí thời gian do dừng máy ngoài kế hoạch; chi phí thiết bi cao do phải sửa chữa, thay mới thường xuyên.

Để giải quyết vấn đề này, IPCO đã sử dụng phương pháp “Bảy Bước Tiến Tới Tương Lai” nhằm định hướng lại các hoạt động của nhà máy, tiêu chuẩn hóa thao tác của công nhân cũng như xây dựng một hệ thống quy chế mới để thúc đẩy việc cải tiến toàn diện.

Phương pháp này đã đem lại cho Sanvik Shanghai nhiều thành quả đáng ghi nhận:

  • Người lao động ý thức được hành động của mình có thể gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề tài chính của công ty. Từ đó, trách nhiệm của mỗi bộ phận trở nên rõ ràng hơn xuyên suốt toàn bộ sự cải thiện của dự án, cung cấp được một nền tảng truyền thông hiệu quả và bước đầu hình thành nền văn hóa cải tiến.
  • Khung tiêu chuẩn hóa được phổ biến rộng khắp ở mọi quy trình, từ thiết kế, bảo dưỡng cho đến từng thao tác trong sản xuất.
  • Tính minh bạch của các vấn đề trong dự án được cải thiện đáng kể thông qua sự truyền đạt đơn giản và trực tiếp, vì vậy các vấn để có thể được tìm ra và giải quyết một cách nhanh chóng. Việc giới thiệu bảng quản lý trực quan giúp cho các thành viên của dự án năng động hơn, bao gồm nhiều nhân viên và nhiều phòng khác nhau trong việc điều chỉnh tiến độ dự án và dẫn tới một xúc tiến lớn của tiến độ dự án.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới