Ngành may mặc Campuchia đẩy mạnh đào tạo để nâng cao năng suất

Trung tâm Đào tạo may mặc Campuchia (CGTI) đã chính thức ra mắt vào ngày 27/8/2017, chỉ một ngày sau chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen đến các nhà máy dệt may tại đặc khu kinh tế Phnom Penh. Trung tâm này mở cửa cho các công nhân trong ngành dệt may và là nơi họ có thể đạt được những kỹ năng chuyên sâu hơn giúp phát triển năng suất trong ngành. CGTI được Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc ở Campuchia xây dựng với khoản vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và việc xây dựng nó đã được hoàn thành vào đầu năm nay. Andrew Tey, giám đốc CGTI, cho biết ngành công nghiệp may mặc và giày dép đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh, trong khi tiền lương cho công nhân được xem xét và sẽ tăng lên hàng năm, và người tiêu dùng thì đòi hỏi hàng hòa được sản xuất với chát lượng tốt hơn. Ông nói: “Giờ đây, những thách thức đang ngày càng trở nên lớn hơn. Tiêu chuẩn sống ở Campuchia đang tăng lên, và mức lương cũng vậy. Khi chúng ta nhận lương nhiều hơn thì đồng nghĩa năng suất cũng phải tăng lên. “Chúng ta phải hiểu nhu cầu của ngành. Tôi nghĩ rằng ngay bây giờ Campuchia thiếu viện đào tạo, vì vậy GMAC ở đây đáp ứng nhu cầu của các thành viên và giúp đỡ họ vì các nhà máy cần cải thiện năng suất cùng với sự gia tăng tiền lương “, ông Tey nói. “Nếu không, Campuchia sẽ mất khả năng cạnh tranh của mình so với các nước như Việt Nam, trong khi Myanmar đang vươn lên, vậy chúng ta muốn ở đâu? Chúng ta muốn tiến lên hay muốn tụt lùi? “Vì vậy, đào tạo là một phần quan trọng. Tất cả các công nhân, tất cả người Campuchia, đều phải có chỗ để học kỹ năng và được đào tạo đúng đắn”, ông Tey nói thêm. Theo ông Tey, hiện tại giảng viên tại CGTI là người Singapore, họ hỗ trợ CGTI trong ba năm đầu để đào tạo người dân địa phương trở thành các giảng viên kế cận. Ông Tey cho biết CGTI đã tổ chức lớp học đầu tiên vào giữa tháng 7, bao gồm 43 học viên đến từ ba nhà máy may, họ hiện đang làm trợ lý giám sát và lãnh đạo nhóm. Tại thời điểm đó, CGTI đã tập trung vào các giám sát viên và các nhà lãnh đạo nhóm trong nhà máy. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, CGTI sẽ bổ sung thêm các khóa học cho các nhà quản lý cấp trung. Trong tháng 9 tới, CGTI cũng sẽ tổ chức các khóa học chuyên sâu cho những sinh viên mới tốt nghiệp đại học.
Thủ tướng Hun Sen cho biết ngành may mặc đã phát triển trong nhiều thập kỷ và sử dụng gần một triệu lao động cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đến nay đã có 1.168 nhà máy và doanh nghiệp ở Campuchia với hơn một triệu công nhân. Xuất khẩu từ ngành may mặc trước đây chỉ là 200 triệu USD, nhưng bây giờ là hơn 12 tỷ USD.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới