Theo đánh giá của Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas), ngành đóng gói bao bì đang trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện tại Việt Nam có hơn 900 nhà máy đóng gói bao bì, trong đó khoảng 70% tập trung tại các tỉnh thành phía Nam với nhiều lĩnh vực bao gồm đóng gói bao bì nhựa, carton/giấy, đóng gói kim loại và các loại khác
Hiện trạng đầu năm 2017
Giá nguyên liệu tăng gấp 3 lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty sản xuất nhựa bao bì. Nguyên liệu sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 20%-30%, chủ yếu là PVC, PET, PP, còn lại hơn 70% nguyên phụ sản xuất liệu phụ thuộc vào con đường nhập khẩu. Do đó, giá thành sản xuất nhựa bao bì luôn bị biến động theo giá nguyên liệu nhập khẩu từ thế giới và biến động theo tỷ giá ngoại tệ.
Áp lực bị các công ty nước ngoài mua lại: một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nhựa xây dựng cùng ngành nhựa đã có sự tham gia góp vốn của các công ty nước ngoài. Công ty SCG Thái Lan không chỉ nắm hơn 20% công ty Nhựa Bình Minh mà còn nắm 23,84% cổ phần của Nhựa Tiền Phong. Thông qua công ty con của mình là công ty TC Flexible Packaging, công ty SCG gián tiếp chi ra khoảng 44,4 triệu USD để sở hữu 80% cổ phần của Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành (Batico), thuộc nhóm 5 công ty lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì.
Tăng trưởng trung bình từ 15 – 20%/năm nhưng do các công ty có vốn nước ngoài đóng góp
ối đầu với nhiều thách thức lớn về mặt công nghệ khi yêu cầu của các khách hàng đối với nhà sản xuất ngày càng khắt khe, đòi hỏi bao bì phải mỏng, nhẹ, thân thiện với môi trường, phải thiết kế và in ấn đẹp mắt, ấn tượng.
Cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc: Khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành bao bì và in ấn trong nước hiện nay là sự cạnh tranh khá khốc liệt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà máy nhựa bao bì trong nước có lợi thế về chi phí lao động thấp và nhu cầu nội địa cao, nhưng có nhược điểm là công nghệ thấp và lạc hậu nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng và các nước khác.
Các giải pháp tăng sức cạnh tranh cho công ty nhựa bao bì
Nhiều công ty nhựa trong nước đều biết cần phải không ngừng phát triển quy mô theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu bằng việc cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao khả năng quản lý.
- Giải quyết vấn đề phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Ngành nhựa cần huy động mọi nguồn lực trong nước và nguồn cung từ nước ngoài để tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, hóa chất và phụ gia.
- Tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm: Dự báo hiện nay cho thấy, trong tương lai nhu cầu sản phẩm đối với bao bì nhựa cao cấp từ thị trường quốc tế sẽ tăng mạnh. Do vậy, để tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài như Thái Lan và Trung Quốc, doanh nghiệp cần chú trọng đến mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
- Cần phải tăng cường các giải pháp quản lý hiệu quả. Điển hình như công ty Nhựa Rạng Đông, đã tăng cường áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng như 5S, Kaizen để tăng sức cạnh tranh. Công ty Nhựa Rạng Đông đã tích cực tuyên truyền đến tất cả CBCNV của công ty, để mọi người cùng hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề và nhiệt tình đưa ra những thay đổi cải thiện cho công việc cũng như tăng lợi ích cho công ty. Công ty Rạng Đông đồng thời tổ chức những cuộc thi đua như: Góc cổ động Kaizen, Sáng kiến Kaizen…với những phần thưởng nóng hấp dẫn cho các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp và đưa ra nhưng thay đổi tích cực.
Trong lĩnh vực bao bì nhựa đang là thế mạnh lớn của Việt Nam, một phân khúc chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 37% trong cơ cấu ngành nhựa, có gương mặt sáng giá là Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA). Trong thời gian ngắn, lãnh đạo công ty này thực hiện chiến lược mở rộng nhà máy và nâng cấp công nghệ. Với 7 nhà máy hoạt động ngày đêm tập trung vào sản phẩm truyền thống như túi siêu thị, màng nhựa, túi đựng rác, mức lợi nhuận cả năm 2016 đạt gần 143 tỉ đồng, vượt 43% so với kế hoạch, trở thành điểm sáng đem lại hy vọng cho cả nhà đầu tư và các bộ nhân viên.
Văn phòng NSLC tổng hợp