Bao bì chiếm một tỉ trọng đáng kể trong thành phần chất thải, khoảng 20% đến 25% trọng lượng chất thải rắn đô thị. Tuy theo trực quan, các loại bao bì sinh hoạt chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải được chôn lấp tại một bãi rác điển hình, nhưng trên thực tế, lượng rác thải này chỉ chiếm dưới 5% thể tích của bãi thải, nguồn thải bao bì khác có thể đến từ những hoạt động công nghiệp.
Đối với các nhà sản xuất bao bì, việc lựa chọn kiểu hình, chất liệu, mẫu mã của sản phẩm được lựa chọn dựa trên cơ sở một loạt các sự cân bằng giữa của nhiều yếu tố, đặc biệt là giữa lượng bao bì và lãng phí sản phẩm có thể xảy ra. Các nhà sản xuất thường cân nhắc các vấn đề như:
– Sản phẩm thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe – Loại nguyên liệu, tỉ lệ, khối lượng giúp sản phẩm có giá thành cạnh tranh – Đảm bảo về chất lượng bao bì (hạn chế việc sản phẩm trong bao gói bị hư hỏng hay ảnh hưởng từ bao bì) – Đủ không gian để cung cấp thông tin về hàng hóa và quảng cáo thương hiệu – Phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng (thiết kế tiện lợi hơn cho người tiêu dùng, kiểu dáng thu hút…)
Việc cân bằng những yếu tố trên đặt ra một bài toàn về chi phí đối với các nhà sản xuất để thực hiện mục tiêu sản xuất bền vững. Trong quá trình tìm ra giải pháp để giải bài toán về chi phí, nhiều doanh nghiệp thường ngộ nhận rằng cần phải đầu tư công nghệ và kĩ thuật hiện đại để giải quyết vấn đề chất thải bao gói trong sản xuất. Điều này có thể tạo ra ấn tượng sai lầm cho nhà sản xuất khi phải quá chú tâm đến vấn đề giải quyết chất thải từ mọi nguồn, thay vì thiết kế lại bao bì và tối ưu hóa các nguồn lực để đảm bảo các lợi ích kinh tế và sản xuất bền vững.
Trong những năm 1970, đã có một thỏa thuận không chính thức giữa các công ty trong chuỗi cung ứng bao bì ở châu Âu rằng họ sẽ không sử dụng các vấn đề môi trường như một công cụ tiếp thị để đem lợi thế cạnh tranh. Các công ty đã thành lập INCPEN như một tổ chức tự nguyện hỗ trợ hoạt động ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Ngày nay, 60 thành viên của INCPEN là những công ty quốc tế lớn từ tất cả các phần trong chuỗi. Mục tiêu mà INCPEN hướng đến là phát triển quan hệ đối tác hiệu quả với các nhà quản lý để đảm bảo rằng chính sách đóng gói sẽ phù hợp với phát triển bền vững.
INCPEN cũng làm việc với người tiêu dùng và các nhóm hoạt động vì môi trường để giải thích vai trò của bao bì trong phát triển bền vững. INCPEN đã phối hợp một mạng lưới gồm hơn 40 hiệp hội thương mại, đại diện cho hơn 85% các công ty trong chuỗi sản xuất bao bì. Các hiệp hội này sẽ khen thưởng cho các thành viên của họ về việc nếu các thành viên thực hành đúng Quy tắc sử dụng Bao bì có Trách nhiệm của INCPEN và chứng minh được cam kết cung ứng bao bì vi mục tiêu môi trường trong bối cảnh phát triển bền vững. Bộ luật nhằm mục đích cải thiện chất lượng bao bì và giảm thiểu chất thải trong ngành.
Nhìn chung, sự can thiệp của INCPEN đã tạo ra một khung quy tắc cho một chuỗi cung ứng sản phẩm bao bì bền vững, từ đó các doanh nghiệp có thể thay đổi thiết kế sản phẩm, loại nguyện liệu, khối lượng sao cho phù hợp với nguồn lực của mình, đồng thời đảm bảo giải quyết các vấn đề môi trường mà không đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay phải giảm lượng nguyên liệu đầu vào. Hiện mục tiêu lớn hơn của INCPEN là giảm lượng phát thải khí nhà kính để chống biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất bao bì, đây là lĩnh vực xứng đáng để nghiên cứu sâu hơn.