Nestlé: Áp dụng công cụ cải tiến để cải thiện năng suất chất lượng (Phần 1)

Cải thiện năng suất chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý tại Nestle. Trong suốt quá trình phát triển, công ty này đã áp dụng nhiều công cụ, mô hình cải tiến như Lean, 6 Sigma (DMAIC), Kaizen, FADE, CQI (Cải tiến chất lượng liên tục), TQM (Quản lý chất lượng toàn diện)… để đạt được mục tiêu cải tiến của họ.

Lean – Công cụ giảm lãng phí

Lean tập trung vào việc giảm lãng phí các nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó, mục tiêu mà Lean nhắm đến là tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu , trang thiết bị, nguồn nhân lực, không gian và thời gian. Tại Nestlé, phương pháp tiếp cận này được gọi là Nestlé Continuous Excellence (NCE). Dựa trên nền tảng NCE, Nestlé đã thực hiện một loạt giải pháp giảm thiểu 7 loại lãng phí trong nhà xưởng, bao gồm: lãng phí thời gian và năng lượng vận chuyển nguyên vật liệu; lãng phí không gian lưu trữ nguyên liệu không dùng đến; lãng phí di chuyển không cần thiết; lãng phí thời gian chờ giữa các công đoạn; lãng phí do lặp lại hành động; lãng phí do dư nguyên liệu và lãng phí do phải làm lại công đoạn, sản phẩm sai lỗi.

Đối với việc lãng phí về thời gian, không gian, Nestlé giảm thiểu những lãng phí này bằng cách bố trí lại khu vực làm việc. Điển hình như việc quy hoạch lại dây chuyền sản xuất hiệu với vị trí thuận lợi nhất về di chuyển cho từng công đoạn sản xuất, đồng thời khu vực làm việc cũng nhỏ gọn hơn để tránh lãng phí về không gian. Các pallete gây cản trợ việc vấn đề di chuyển trong quá trình sản xuất được Nestlé di dời vào khu tập kết, khu vực đặt xe hàng được phân vùng và vấn về an toàn lao động được cải thiện.

Để giảm thời gian chờ không mong muốn và giảm tỉ lệ sai lỗi, công ty đã áp dụng phương pháp sản xuất “đúng thời điểm” (JIT) như một chiến lược tổng thể.  JIT tập trung vào việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất, bao gồm việc tinh gọn hóa quy trình và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thời gian. Thông qua JIT, hàng hóa thành phẩm, công việc đang tiến hành và nguyên vật liệu cần sử dụng sẽ được giữ ở mức tối thiểu bằng cách đảm bảo rằng nguyên liệu dự trữ chỉ được phép sử dụng khi cần thiết và luôn được chuẩn bị vừa đủ, và các nguồn lực tài chính dành cho việc mua nguyên liệu dự trữ sẽ được chuyển thành vốn lưu động để tạo ra giá trị gia tăng cho công ty.

Đối với vấn đề năng lượng, Nestlé đã thay thế các mái che bằng một loại kính chuyên dụng để cung cấp ánh sáng tự nhiên và giảm lãng phí điện năng; chai nhựa của công ty cũng được thay đổi thành phần mới với tỉ lệ nhựa PET chỉ chiếm dưới 25% để giảm các chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Nestlé cũng lắp đặt hệ thống thoát nước đô thị bền vững để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngoài ra, việc tinh giản các công đoạn sản xuất cũng giúp Nestlé hạn chế các thao tác có thể dẫn đến sai lỗi trong quá trình sản xuất, đồng thời giảm thời gian sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, cải thiện năng suất và mang lại hiệu qua kinh tế trực tiếp.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới