Năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity – TFP) là một thuật ngữ kinh tế thể hiện chỉ số về kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các yếu tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động…
Kết quả sản xuất này có thể được chia thành ba phần: phần do vốn tạo ra; phần do lao động tạo ra; và phần do nhân tố tổng hợp tạo ra. TFP được tính bằng cách lấy đầu ra chia cho mức bình quân của hệ số lao động và đầu vào vốn, với trọng số tiêu chuẩn là 0,7 cho lao động và 0,3 cho vốn. Tốc độ tăng TFP được tính bằng cách lấy tốc độ tăng của đầu ra trừ đi tốc độ tăng của đầu vào lao động và vốn. Năng suất yếu tố tổng hợp là thước đo hiệu quả kinh tế và là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia.
Công thức tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, cụ thể như sau:
Y = A. f(Kβ Lα )
Trong đó:
Năm 2001, William Easterly và Ross Levine ước tính rằng đối với một quốc gia trung bình, TFP chiếm 60% mức tăng trưởng của sản lượng trên mỗi lao động. Một nghiên cứu năm 2005 về nguồn nhân lực cũng đã cố gắng sửa chữa những điều còn thiếu trong công thức ước tính thành phần lao động của phương trình, bằng cách tinh chỉnh các ước tính về chất lượng lao động. Cụ thể, số năm đi học thường được coi là đại diện cho chất lượng lao động (và nguồn nhân lực), không tính đến sự khác biệt về tỉ lệ trình độ học vấn giữa các quốc gia. Sử dụng các ước tính lại này, độ chính xác của TFP về cơ bản sẽ cải thiện đáng kể.
Ngày nay, công thức vẫn giữ nguyên các yếu tố nền tảng nhưng rất nhiều yếu tố phụ trợ đã được thêm vào để xác định năng suất các yếu tố tổng hợp. Điển hình như: Sự tăng/giảm nhu cầu về hàng hóa (trong nước cũng như xuất khẩu); Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến công; Xu hướng đổi mới và chuyển giao công nghệ… Trong đó, đổi mới công nghệ đang là một trọng số đáng được quan tâm bởi khả năng giảm bớt chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm tổng thể. Thay đổi công nghệ quản lý cũng sẽ giảm bớt những hoạt động không tạo giá trị gia tăng, giảm thiểu lãng phí cũng như thao tác thừa có thể đẩy mạnh được năng suất.
Nhìn chung, năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) thường được coi là yếu tố đóng góp chính vào tỷ lệ tăng trưởng GDP. Cũng chính vì vậy, một trong các ứng dụng phổ biến nhất của TFP là đo lường mức tăng trưởng còn lại trong tổng sản lượng của một công ty dựa trên số liệu tăng trưởng ngành hoặc lĩnh vực, đặc biệt với các giả định không thể giải thích được bằng sự tích lũy các yếu tố đầu vào truyền thống như nguồn lao động và nguồn vốn. Vì điều này không thể được đo lường trực tiếp nên TFP chính là đại diện cho phần còn lại tác động lên tổng sản lượng.
Văn phòng NSCL