Trước bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, để tồn tại được, các doanh nghiệp phải cung cấp những sản phẩm có tính cạnh tranh, đặc biệt là về giá thành, chất lượng, và an toàn. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và được cộng động quốc tế cũng như Việt Nam dành nhiều nỗ lực quan tâm cải tiến.
Ở Việt Nam các hoạt động về năng suất chất lượng đã được khởi xướng từ năm 1995 với khá nhiều những sự kiện, hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như mọi đối tượng liên quan. Ví dụ như: Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thức nhất do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lần thứ nhất tổ chức năm 1995; Hội nghị bàn tròn về năng suất với sự tham gia của các thành viên tổ chức APO hay Diễn đàn ISO 9000 tổ chức năm 1996 tại Hà Nội; năm 1997 Trung tâm Năng suất Việt Nam được thành lập với vai trò là hạt nhân của Phong trào năng suất quốc gia và là đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức APO. Đặc biệt, ngày 21 tháng 5 năm 2010 đánh dấu bước phát triển mới của Phong trào năng suất chất lượng tại Việt Nam khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại Quyết định số 712/QĐ-TTg.
Theo báo cáo Năng suất 2014, năng suất lao động có xu hướng tăng một cách ổn định. Số liệu thống kê mới nhất của Viện năng suất Việt Nam, năng suất lao động của toàn xã hội năm 2014 theo giá thực tế là 74,30 triệu đồng/người, so sánh với năm 2010 là 50,84 triệu đồng/người. Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng năng suất toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 đạt khoảng 3,6%/ năm.
Chi tiết xem tại đây
Trần Thị Thu Hương