Năng suất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp

Yếu tố cốt lõi để tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất đó là tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, theo số liệu thống kế gần đây nhất của các Tổ chức lao động Quốc tế ILO thì năng suất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực thì năng suất Lao động Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á thì chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar.

Thực vậy, trong 3 năm tứ 2011 đến 2013, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ tăng khoảng 3%, trong khi GDP hàng năm vẫn tăng trên dưới 5%. Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động thấp hơn tăng GDP, như vậy về lâu dài nếu không có giải pháp cải thiện năng suất lao động thì hậu quả sẽ là kéo tốc độ tăng GDP xuống. Ước tính, nếu tăng năng suất lao động lên gấp đôi thì phải 13 – 14 năm nữa thì năng suất lao động của chúng ta mới theo kịp năng suất của Thái Lan hiện nay.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của khu vực ASEAN. Trong 3 năm (2011-2013), tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ hơn 3%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%. Tức là năng suất lao động còn tăng chậm hơn cả tăng GDP quốc gia. Đây cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam vẫn không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của năng suất lao động sẽ kéo tăng trưởng GDP quốc gia xuống và Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu của một nước công nghiệp hóa. Nếu duy trì năng suất lao động này thì 50 năm nữa Việt Nam mới bằng Thái Lan bây giờ. Nhưng nếu tăng gấp đôi năng suất lao động thì con số này hạ xuống 13-14 năm.

Theo đánh giá của Viện trưởng viện Công nhân và Công đoàn, ông Vũ Quang Thọ thì năng suất lao động Việt Nam thấp ở tất cả các ngành và thấp nhất ở khu vực nông nghiệp với 18-20% GDP nhưng lại chiếm tới trên 40% tổng việc làm. Chính vì vậy, cải thiện năng suất lao động cần tập trng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đs chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn rất chậm chạp, đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam còn cách khá xa so với các nước lân cận.

Tăng năng suất lao động cần xuất phát từ chính bản thân người lao động cũng như đổi mới cách thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Trong đó, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo tay nghề, tạo động lực cho người lao động được sáng tạo, cống hiến và cải thiện thu nhập của họ. Bài học có thể thấy ở rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong nâng cao năng suất. Như đối với các doanh nghiệp vốn nước ngoài, họ đã thực hiện rất tốt việc đào tạo tay nghề, định kỳ cử công nhân đi tập huấn đào tạo và có chế độ khuyến khích, do đó công nhân có động lực làm việc với năng suất cao hơn. Hoặc như tại Vietinbank, cách thức mà họ tăng năng suất đó là đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người lao động về cả vật chất và tinh thân thông qua chế độ lương, thưởng, phúc lợi … đồng thời chú trọng thu hút nhân tài, phát hiện và xây dựng lộ trình công danh cho những cá nhân có triển vọng, tạo cho họ có động lực phấn đấu không ngừng trong công việc.

Muốn tăng năng suất lao động nói chung thì cần có những giải pháp vĩ mô cũng như giải pháp ngay tại mỗi doanh nghiệp. Với giải pháp vĩ mô thì cần có lộ trình và khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn nhưng tại các doanh nghiệp thì có thể bắt đầu ngay từ hôm nay với những giải pháp quản lý, hay công nghệ nhằm tạo lợi ích ngay cho chính mình và góp phần tăng năng suất chung cho toàn ngành, lĩnh vực và năng suất lao động chung.

 Văn phòng NSCL (tổng hợp)

Tin mới