Năng lực lãnh đạo: Con đường dẫn tới cải thiện chất lượng (Phần 1)

Có thể nói rằng, chất lượng sản phẩm luôn có mối quan hệ mật thiết với khả năng lãnh đạo của những nhà quản lý cấp cao. Một dây chuyền được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt sẽ luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Công việc của những nhà quản lý là gì? Là việc luôn thôi thúc và định hướng cho các thành viên trong đội nhóm mình thực hiện những điều tuyệt vời nhất, từ những bước cơ bản nhất theo đúng quy trình. Trong những khoản thời gian khó khăn nhất, họ sẽ an ủi và động viên chúng ta; trong những cuộc xung đột, cãi vã và bất hòa, họ sẽ tìm cách để trấn an mọi người và giải quyết các xung đột. Nhìn chung, họ sẽ luôn tạo ra những giá trị tốt nhất cho các thành viên.

Hãy nghĩ về Winston Churchill, Nelson Mandela, và vị sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng biết. Phong cách lãnh đạo thì khá là đa dạng – so sánh cách mà Orad lãnh đạo khác với phong cách lãnh đạo nổi tiếng là nghiêm khắc của Steve Jobs – nhưng cái đích đến, mục tiêu cuối cùng của họ thì như nhau. Cho dù chúng ta có là tổng thư ký của một đất nước, chủ tịch của một công ty đa quốc gia hay quản lý chất lượng tại một cửa hàng mẹ và bé thì chúng ta đều phải đốc thúc các nhân viên của mình, trao quyền để họ hành động, và cùng làm việc để đạt được mục tiêu chung của cả tổ chức.

Thông qua các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế cho thấy, một khâu rất quan trọng trong tất cả các dự án đó là nhận được sự chấp thuận từ phía người quản lý. Sẽ thật khó để tiếp tục tiến hành dự án nếu sếp không phê duyệt.

Nếu như bạn không phải một nhà lãnh đạo cấp cao hay nhà quản lý hàng đầu thì có vẻ như bạn sẽ chỉ là một nhân viên hỗ trợ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Theo ASQ, “Lãnh đạo không chỉ là trách nhiệm của những người làm việc ở các cấp bậc cao hơn trong một tổ chức. Mà thay vào đó, nó là hoạt động mà bất cứ ai quan tâm đến sự thành công của tổ chức đó đều có thể tham gia. Thúc đẩy sự nhân viên tham gia vào quá trình lãnh đạo là một cách hiệu quả để xây dựng thành công  của công ty. Các công ty trên thế giới đều nắm rõ được tầm quan trọng của nguyên tắc này.

ISO không còn xa lạ gì đối với các nguyên tắc quản lý chất lượng và lãnh đạo này, theo ISO đây chính là một trong những nguyên tắc hàng đầu. Theo ISO, “các nhà lãnh đạo hay quản lý ở tất cả các cấp bậc sẽ thiết lập nên sự thống nhất về mục đích, phương hướng và tạo điều kiện để các nhân viên cấp dưới của mình có thể cùng tham gia để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.”

Tóm lại, trong bất cứ dự án hay dây chuyền sản xuất nào tại một doanh nghiệp, việc quản lý phải được đưa lên hàng đầu. Các nhà lãnh đạo nên hiểu rõ về nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc kiểm soát chất lượng công việc cũng như khả năng quản lý các nhân viên. Việc tạo điều kiện tốt nhất và thiết chặt mối qaun hệ của các thành viên trong đội cũng như quan hệ với chính mình và quản lý khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì bộ máy doanh nghiệp.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới