Các nhà điều hành và quản lý của nhà máy đều hướng tới một mục tiêu chung: ”Tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giờ làm và qua đó giảm chi phí sản xuất”
Để đạt được những mục tiêu trên doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp cải thiện phương thức quản lý, chuyển đổi công nghệ, nâng cấp dây chuyền… Trong đó, việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý là một trong những giải pháp tối ưu nhất, tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà máy thông minh.
Giai đoạn 1 – Tăng cường quản lý
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thay đổi công nghệ là khó khăn, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Giải pháp thay đổi phương thức quản lý áp dụng công nghệ thông tin và có thể kết hợp với nâng cấp dây chuyền là phương án phù hợp hơn nên được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng.
Trọng tâm của giải pháp là xây dựng kế hoạch sản xuất tối ưu nhất đến từng phân xưởng, từng dây chuyền và từng cá nhân tham gia vào dây chuyền sản xuất.
Các yêu cầu đối với phương thức quản lý mới:
Các lợi ích đạt được khi áp dụng tại giai đoạn này: giám sát được thực tế sản xuất, năng suất hoạt động của doanh nghiệp cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ.
Giai đoạn 2 – Áp dụng nhà máy thông minh
Giải pháp nhà máy thông minh là một cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối cao, dựa vào sản xuất thông minh. Một nhà máy thực sự thông minh khi tất cả các máy móc và thiết bị có thể cải thiện các quy trình thông qua tự động hóa và tối ưu hóa.
Một nhà máy thông minh hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, phân tích, dữ liệu lớn và internet của vạn vật (IoT) và có thể tự vận hành phần lớn với khả năng tự điều chỉnh để ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn kinh doanh sản xuất từ chế biến nguyên liệu, theo dõi quy trình chất lượng, đóng gói và phân phối.
Trong việc chuyển đổi dây chuyền sản xuất sang mô hình nhà máy thông minh, cần áp dụng robot, hay các cobot, và những công nghệ mới, có hiệu quả cao trong sản xuất như: công nghệ in 3D, công nghệ đo lường…
Việc áp dụng nhà máy thông minh trong sản xuất được cho rằng sẽ đem lại những kết quả ấn tượng:
Để thực hiện nhà máy thông minh, ngoài việc cần đầu tư nguồn vốn lớn, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nhân lực. Nhân lực là một yếu tố thiết yếu để chuẩn bị cho giải pháp nhà máy thông minh nhằm có được một đội ngũ nhân lực mới được trang bị đầy đủ kiến thức tiên tiến để vận hành công nghệ IoT hoặc làm việc các nhà máy thông minh”.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo nên cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Một trong các giải pháp để chủ động với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp Việt Nam, thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần tăng cường quản lý nhờ áp dụng công nghệ thông tin (do không yêu cầu đầu tư nhiều, tận dụng được các hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có). |
Văn phòng NSCL tổng hợp