Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành Công nghiệp – Sức lan tỏa của một chương trình (Phần 3)

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” giai đoạn 2012-2020

– Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp: Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thiết lập trang tin điện tử cập nhật thông tin tình hình và kết quả thực hiện Dự án;
– Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
– Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ: Phổ biến áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng và Ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ;
– Xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực, gồm: hàng dệt may, hàng da giầy, sản phẩm nhựa, ngành thép, hóa chất, cơ khí chế tạo, năng lượng, thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin;
– Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực: Xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý chất lượng; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và Xây dựng hệ thống chứng nhận chất lượng.
Dự kiến một số nội dung chính của Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng, sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030

– Tiếp tục tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh: các nội dung trong nhiệm vụ này tập trung vào việc nghiên cứu, xác định các ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp ưu tiên, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh, môi trường phát triển cho các doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế phát triển công nghiệp theo không gian, lãnh thổ; hoàn thiện và hài hòa hệ thống TCVN, QCVN; hoàn thiện công cụ, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất.

– Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, công nghệ và ứng dụng hệ thống quản trị tiên tiến, tập trung vào các nội dung: thực hiện chương trình đánh giá năng lực, trình độ công nghệ của doanh nghiệp; xác định công nghệ ưu tiên đầu tư phát triển, xây dựng và triển khai lộ trình đổi mới công; xác định sản phẩm công nghiệp ưu tiên đầu tư, phát triển; Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, phát triển sản phẩm; xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, thử nghiệm và chứng nhận theo yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị; từng bước hình thành các mô hình quản trị thông minh, nhà máy số; tiếp tục nhân rộng áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến, mô hình tổng thể các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp …

– Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ, sản phẩm, cải tiến năng suất và chất lượng, tập trung vào các nhiệm vụ: tiếp tục triển khai, đa dạng hóa các phương thức, công cụ tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về hoạt động đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và cải tiến năng suất, chất lượng; tuyên truyền, phổ biến về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT, SPS); phát động các cuộc thi, giải thưởng về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, thiết kế và đổi mới sản phẩm công nghiệp và nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo cho các đối tượng;…

– Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngành công nghiệp, tập trung vào các nhiệm vụ: tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan; hình thành, phát triển các trung tâm đổi mới, phát triển sản phẩm công nghiệp và chuyển giao công nghệ; tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới cho tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ngành Công Thương; hỗ trợ đầu tư trung tâm thiết kế, mô phỏng, chế thử và thử nghiệm sản phẩm, công nghệ và giải pháp hữu ích; đầu tư, phát triển năng lực thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp; …

Những con số ấn tượng 10 năm thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” giai đoạn 2012-2020

– 468 mô hình điểm trong khuôn khổ Chương trình. Các mô hình điểm đã có tính đại diện ở trên các khía cạnh về quy mô, ngành/lĩnh vực ưu tiên, địa bàn, thành phần sở hữu.

– 62 Quy chuẩn Việt Nam (QCVN), 71 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được hoàn thành xây dựng

– 1155 tin và 2467 bài viết tuyên truyền về hoạt động cải tiến năng suất chất lượng nói chung và hoạt động của Dự án (bao gồm trên trang thông tin điện tử của Dự án và các Báo, Tạp chí),

– 219 bản tin chuyên đề

– 94 chương trình, phim

– 32 tài liệu hướng dẫn

– 189 trường hợp báo cáo về các trường hợp nghiên cứu điển hình

– 55 cuộc hội thảo được tổ chức

– 91 khóa tập huấn (không bao gồm các khóa tập tuấn hướng dẫn triển khai áp dụng các công cụ, hệ thống tại doanh nghiệp; thông thường, số lượng khóa tập huấn tại doanh nghiệp tối thiểu là 01 đợt tập huấn, thường ở mức 02 đợt/doanh nghiệp).

– 66 đơn vị tham gia triển khai các nhiệm vụ của Dự án đã góp phần tăng cường năng lực của bản thân các đơn vị tư vấn, đồng thời phát triển mạng lưới, gắn kết các tổ chức có liên quan.

– 15 Phòng thử nghiệp được hỗ trợ xây dựng, cập nhật hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 17025: 2017; 01 Phòng thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về giấy thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã được đầu tư trang thiết bị có khả năng thử nghiệm nhiều chỉ tiêu kỹ thuật đặc thù của các sản phẩm mới.

Nguồn: tapchicongthuong

Tin mới