Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Lấy mẫu chấp nhận chỉ là một cách kiểm định nửa vời nằm giữa không kiểm định và kiểm định toàn bộ. Họ cũng nhấn mạnh cách lấy mẫu này không đủ tin cậy để trở thành một công cụ cải tiến chất lượng, bởi kết luận sau khi lấy mẫu vẫn chỉ xoay quanh việc “chấp nhận” hay “từ chối” lô hàng.
Vậy phải làm sao để biến phương pháp lấy mẫu chấp nhận thành một công cụ cải tiến chất lượng?
Dưới đây là cách thực hiện: Các kiểm soát viên sử dụng phương pháp lấy mẫu chấp nhận để kiểm tra sản phẩm đầu ra, ở đây là một số sản phẩm tiêu biểu (có thể được lựa chọn ngẫu nhiên hoặc chỉ gồm các sản phẩm sai lỗi). Trong suốt quá trình kiểm tra, lấy ví dụ khâu kiểm tra thuộc tính sản phẩm bằng ANSI/ASQ Z1.4, mã lỗi và lý do gây lỗi được ghi chú cùng với tên nhà cung cấp, mã sản phẩm, số lô và nhiều trường quan trọng khác… tất cả đều được lưu vào cơ sở dữ liệu nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPC. Bằng cách nắm bắt dữ liệu có giá trị, các kiểm định viên sẽ xây dựng được các bài học điển hình tương ứng với từng sai lỗi, đồng thời truy xuất được nguồn gốc của chúng.
Lợi ích của việc thu thập dữ liệu kiểm định
Hãy tưởng tượng những gì bạn có thể làm khi bạn luôn có sẵn những bài học điển hình để tham khảo ở bất kì đâu. Phương pháp lấy mẫu chấp nhận giờ đây không chỉ đóng vai trò kiểm soát chất lượng mà còn góp phần xây dựng thư viện bài học điển hình cho tổ chức. Ngoài ra, dữ liệu cũng được sử dụng cho việc phân tích nhiều khía cạnh khác trong quy trình quản lý:
Việc so sánh chất lượng của nhà cung cấp cho biết đâu là đối tác tiềm năng của tổ chức, đồng thời, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phần nào quyết định chất lượng của thành phẩm và tỉ lệ sai lỗi. Cải thiện chất lượng nguyên liệu cũng đồng nghĩa với việc tổ chức dã tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất.
Văn phòng NSCL