Acceptance Sampling (Lấy mẫu chấp nhận) là một phương pháp thống kê được sử dụng trong kiểm soát chất lượng. Một công ty khó có thể kiểm tra từng mẫu sản phẩm của mình do số sản phẩm hỏng quá nhiều hoặc số lượng sản phẩm là quá lớn. Việc lấy mẫu thử chấp nhận giải quyết điều này bằng cách kiểm tra lỗi trên một sản phẩm mẫu tiêu biểu, thay vì tất cả sản phẩm nếu kiểm tra cuối dây chuyền. Quá trình này cho phép một công ty đo chất lượng của một lô hàng ở một mức độ thống kê nhất định mà không cần phải kiểm tra mỗi đơn vị sản phẩm.
Phần lớn, các nhà sản xuất thường dựa vào phương pháp kiểm định cuối dây chuyền để chứng minh cho khách hàng của họ thấy sản phẩm sản phẩm của công ty đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Kết quả kiểm định được so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng của chính công ty hoặc do khách hàng đề ra, chẳng hạn như so sánh với chỉ số phân tích (COA). Dựa trên kết quả, kiểm soát viên sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối lô hàng xuất xưởng.
Tuy rằng, tất cả chúng ta đều dễ dàng thuộc lòng nguyên tắc số 3 trong 14 nguyên tắc quản lý của Tiến sĩ W. Edwards Deming: “Các tổ chức nên chấm dứt sự phụ thuộc vào kết quả kiểm tra cuối dây chuyền để khẳng định chất lượng sản phẩm”, nhưng trên thực tế việc này lại không hề dễ dàng. Việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi nó được giao đến tay khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu, do đó hầu hết các nhà sản xuất đều không thể bỏ qua bước này.
Mặc dù vậy, theo hướng tiếp cận tổng thể, việc bỏ qua quy trình kiểm soát chất lượng cuối dây chuyền không đồng nghĩa với việc phó mặc hoàn toàn cho số phận và hi vọng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Nói cách khác, thành phẩm là kết tinh của cả quá trình sản xuất chứ không phải của riêng bước cuối cùng. Ngoài ra, dữ liệu có được nhờ kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê (SPC) cũng có thể trở thành một công cụ hỗ trợ hữu ích trong trường hợp này.
Áp dụng phương pháp lấy mẫu chấp nhận để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quy trình
Trong bất kì trường hợp nào, việc kiểm tra kĩ toàn bộ sản phẩm đều không thực tế, do đó việc chấp nhận cuối dây chuyền cũng không tránh được các sai sót. Bởi vậy, một số tổ chức đã bắt đầu áp dụng quy trình lấy mẫu chấp nhận theo tiêu chuẩn MIL-STD-1916 (Một phương pháp phổ biến của DoD nhằm đưa ra quyết định chấp nhận lô sản phẩm hay không) hoặc ANSI/ASQ Z1.4 hoặc Z1.9. Bất kể sử dụng tiêu chuẩn nào, công việc chấp nhận đều trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều bởi mục tiêu của nó là một số sản phẩm tiêu biểu chứ không phải toàn bộ sản phẩm.
Không chỉ giúp tổ chức cắt giảm chi phí quản lý chất lượng, phương pháp lấy mẫu chấp nhận cũng giúp ngăn ngừa rủi ro, giảm sai lỗi và ngăn các sản phẩm kém chất lượng đi vào quy trình sản xuất. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các nội dung này trong phần sau.
Văn phòng NSCL