Trong thời đại ngày nay, có vẻ như hầu hết các nhà sản xuất đều hướng tới một mục tiêu chung: “Cải tiến liên tục”, tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng tìm ra được giải pháp hiệu quả để thực hiện điều này.
Rất nhiều nhà quản lý đã lựa chọn chỉ tin tưởng vào lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực cải tiến mà bỏ ý kiến của nhân viên trong tổ chức. Một số khác sử dụng các ý tưởng cải tiến trong nội bộ tổ chức để ưu tiên giải quyết các vấn đề đặc thù. Ban đầu, những cách tiếp cận này đều nhìn có vẻ không tồi, tuy nhiên sự thiếu nhất quán giữa ban lãnh đạo và nhân viên, hay các mô hình tự phát dần dần sẽ bộc lộ ra những nhược điểm gây cản trở quá trình cải tiến.
Điều này sẽ được khắc phục nếu bạn xây dựng một kế hoạch cải tiến liên tục được tích hợp từ nhiều khía cạnh sản xuất khác nhau. Có rất nhiều công cụ cải tiến có thể giúp bạn trong quá trình lập kế hoạch, và quan trọng hơn là chúng hoàn toàn miễn phí.
Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Bảng phân tích SWOT là một công cụ hữu hiệu nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội cải tiến dựa trên các nguồn lực hiện có của tổ chức. Không chỉ vậy, SWOT còn cung cấp các trọng số giúp so sánh tỉ số cơ hội/thách thức giúp nhà quản lý có thể tối ưu hóa hiệu quả chi phí.
Mặc dù giống một mô hình hơn là một phương pháp phân tích, SWOT có thể đưa ra những hướng dẫn hữu ích để xác định các vấn đề trong hoạt động sản xuất như một phần của quy trình cải tiến liên tục. SWOT giúp bạn hiểu rằng bạn có đang đầu tư hiệu quả hay không hoặc những nỗ lực tiếp thị của bạn đang sử dụng có phù hợp hay không. Một mô hình cải tiến liên tục bền vững là mô hình có thể đáp ứng việc sử dụng hợp lý các nguồn lực trong thời gian dài, cũng như phát huy được những thế mạnh vốn có của tổ chức.
Phân tích dữ liệu tổng quát
Việc phân tích thực ra tương đối đơn giản; bước đầu tiên luôn là thu thập dữ liệu và sau đó xây dựng sơ đồ phân tích dựa trên các dữ liệu này. Việc phân tích dữ liệc được chia làm 4 kiểu cơ bản: Phân tích doanh số, sản lượng trong một khung thời gian (Descriptive analytics); Phân tích chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gốc rễ (Diagnostic analytics); Phân tích dự báo để tiết kiệm nguồn lực (Predictive analytics) và Phân tích tổng quát để giúp bạn đo lường tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh (Prescriptive analytics). Mỗi phương pháp phân tích đều mang lại ích lợi không nhỏ trong lộ trình cải tiến liên tục.
Trong thời đại ngày này, các nhà quản lý có thể tiến xa hơn bằng cách sử dụng các các công cụ phân tích dữ liệu miễn phí, đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu lớn. Nếu bạn muốn tự mình cấu hình một công cụ phân tích tự động, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình R – Một nền tảng mở giúp xây dựng các mô hình dữ liệu có tính tùy biến cao.
Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức về lập trình và muốn thực hiện tác vụ một cách thuận tiện, nhanh chóng, bạn có thể tìm đến Tableau. Công cụ này có thể tương tác với bất kì loại dữ liệu nào từ Excel, Data Warehouse cho tới Dữ liệu Web. Chỉ với phiên bản miễn phí, các nhà quản lý có thể theo dõi dữ liệu bằng các bảng biểu trực quan được vẽ trong thời gian thực. Một số chức năng phân tích chuyên sâu khác cũng được thêm vào phiên bản mở rộng của Tableau để dành cho các tổ chức có nhu cầu cải tiến hơn nữa hệ thống sản xuất của họ.
Văn phòng NSCL