Năng suất lao động cao hơn đem lại lợi nhuận cao hơn và làm giảm chi phí sản xuất. Do đó, một nhà máy có thể kiếm thêm lợi nhuận thông qua nâng cao năng suất. Bài báo này đưa ra 20 cách giúp nhà máy nâng cao năng suất lao động. Năng suất máy móc và năng suất lao động gia tăng khi một nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm hơn với nguồn lực hiện có về sức người, thời gian và lượng máy móc.
Hầu hết các phương pháp được đề cập trong bài viết này là bí quyết
về tiết kiệm thời gian, kỷ luật và lập kế hoạch thích hợp.
- Tiến hành nghiên cứu thao tác và sửa các thao tác lỗi
Có một câu nói như sau “Thậm chí điều tốt nhất vẫn có thể được cải tiến”. Vì vậy, hãy tìm hiểu phương pháp làm việc của người lao động. Chuẩn bị một danh sách kiểm tra cho các phương pháp làm việc tốt. Vào thời gian nghiên cứu thao tác, quan sát hoạt động của người lao động và so sánh với danh sách kiểm tra. Nếu thấy người lao động làm việc sai lệch hoặc có thao tác thừa không cần thiết, hãy tìm cách khắc phục. Cách này có thể giúp giảm thời gian chu trình hoạt động và có thể cải thiện năng suất lao động lên đến 100% * hoạt động cá nhân (*20% tổng số hoạt động theo nguyên tắc 80-20 của Pareto).
- Kiểm tra năng suất nhân viên theo giờ
Sử dụng nhân viên nghiên cứu công việc và bắt đầu kiểm tra năng lực của người lao động theo giờ hoặc hai giờ. So sánh năng suất thực hàng giờ của người lao động với khả năng của họ. Nếu năng suất ít hơn thì hỏi lý do tại sao? Việc này đem lại hữu ích theo 2 cách, đầu tiên, khi việc kiểm tra năng suất người lao động xảy ra thường xuyên, người lao động sẽ có áp lực để làm tốt. Thứ hai, nhân viên nghiên cứu công việc bắt đầu suy nghĩ về các phương pháp giảm thời gian chu kỳ hoạt động. Sử dụng dữ liệu về công suất, bạn có thể tiếp tục để cân bằng chuyền.
- Tiến hành nghiên cứu và phát triển hàng may mặc
Một quá trình không đem lại giá trị gia tăng nhưng khi có một đội nghiên cứu và phát triển mạnh (R & D) trong nhà máy mang lại rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu và phát triển có thể được dùng trong giai đoạn chuẩn bị để sản xuất hàng loạt. Bộ phận này sản xuất mẫu và xem xét các hoạt động quan trọng có tiềm năng, lập kế hoạch yêu cầu thiết bị đặc biệt, đưa ra lời khuyên thay đổi về quá trình may mà không thay đổi kiểu dáng. Ví dụ: nếu một hoạt động có chứa một số khâu thô, không ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của quần áo, thì hoạt động đó có thể được loại bỏ để tiết kiệm thời gian. Họ lên kế hoạch cho các yêu cầu về kỹ năng của người lao động đối với các hoạt động. Kết quả là việc sản xuất vận hành mà không có bất kỳ sự gián đoạn hoặc với ít gián đoạn. Điều này làm giảm cơ hội gián đoạn trong sản xuất vì những lý do không cần thiết, năng suất dây chuyền sẽ không bị giảm đi.
- Bố trí dây chuyền tốt nhất có thể
Bố trí dây chuyền có nghĩa là thiết lập vị trí đặt máy và bàn trung tâm theo yêu cầu sản xuất. Mục đích chính của việc chọn bố trí tốt hơn là giảm thời gian vận chuyển trong dây chuyền càng nhiều càng tốt. Một dây chuyền ổn định không phải là một ý tưởng hay nếu sản xuất nhiều sản phẩm cùng một dây chuyền. Một dây chuyền lắp ráp thẳng với bàn trung tâm ở bên trái là tốt nhất cho một sản phẩm không cần công tác chuẩn bị và hoạt động cá nhân. Khi việc sản xuất bao gồm rất nhiều công việc chuẩn bị (các bộ phận hàng may mặc), tốt hơn là nên làm các bộ phận hàng may mặc tại khu riêng và lắp ráp chúng sau. Nếu có thể, hãy sử dụng hệ thống vận chuyển trên cao.
- Bố trí khu vực làm việc khoa học
Khu vực làm việc được xác định từ nơi người vận hành sẽ tiếp nhận công việc đến nơi sẽ xử lý hàng đã may. Cách bố trí khoa học được định nghĩa là khoảng cách tối thiểu để lấy và vứt bỏ các nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu và công cụ phải được giữ trong phạm vi người lao động có thể với đến. Trong quá trình thiết kế khu vực làm việc, phải tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật chính.
- Các bộ phận cần sử dụng nên được đặt gần với máy may càng tốt.
- Đặt các nguyên phụ liệu trên bàn hợp lý để trong quá trình di chuyển các thành phần đến điểm kim may không cần phải lật.
- Đặt nguyên liệu ở cùng một mặt phẳng của bàn máy để người vận hành có thể dễ dàng trượt nó tới điểm kim.
Mục đích thiết kế khu vực làm việc tốt là để giảm thiểu thời gian xử lý nguyên liệu càng nhiều càng tốt. Do đó, có thể giảm thời gian chu kỳ hoạt động. Lợi ích thứ 2 là người vận hành có thể làm việc ở tốc độ giống nhau mà không mệt mỏi. Khi thiết kế bố trí máy làm việc, đừng quên xem xét công thái học.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: www.onlineclothingstudy.com