Mối liên hệ giữa Lean và 6 Sigma – Sự tác động tương hỗ giữa 2 loại công cụ cải tiến (Phần 1)

Trong lĩnh vực sản xuất, đã có nhiều cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa Lean và 6 Sigma và so sánh về hiệu quả của chúng. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Lean là một công cụ cải tiến toán diện hơn 6 Sigma, đặc biệt là khi đánh giá về phương pháp áp dụng loại công cụ này.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc so sánh Lean với 6 Sigma đang dần không còn nhiều ý nghĩa, khi mà nhiều tổ chức lớn đã bắt đầu kết hợp áp dụng cả 2 công cụ này cùng một lúc để tạo nên hiệu quả cao hơn. Mặt khác, sự khác biệt duy nhất của 2 loại công cụ là ở quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng, trong khi mục tiêu cuối cùng của chúng đều hướng đến việc giảm lãng phí trong sản xuất.

Để có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt của Lean và 6 Sigma, chúng ta cần nhìn vào nguồn gốc của chúng.

Lean bắt nguồn từ một ý tưởng cải tiến của Henry Ford và sau đó, được áp dụng cho hệ thống sản xuất của Toyota. Tập đoàn này đã phát triển một quy trình sản xuất mới có khả năng giảm thời gian cần thiết để thiết lập lại thiết bị mỗi khi cần thay đổi. Kể từ đó, Lean đã bắt đầu được áp dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn cầu.

Six Sigma được phát triển cùng thời điểm Lean nhưng được Toyota giới thiệu lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Bill Smith của tập đoàn Motorola đã thiết kế công cụ Six Sigma để đo lường các khuyết tập của sản phẩm và cải thiện chất lượng tổng thể. Ý tưởng ban đầu được phát triển thêm bởi tập đoàn sản xuất GE. Hiệu quả bất ngời của Six Sigma đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp khác làm theo.

Lịch sử là một phần quan trọng của cuộc thảo luận về Lean và Six Sigma bởi vì nó đã cho ta thấy một bức tranh rõ ràng về ý tưởng và cách thức của từng phương pháp có thể cải thiện hiệu quả sản xuất. Lean cho đến nay vẫn đang không ngừng thể hiện vai trò của mình trong việc đản bảo quy trình sản xuất là tinh gọn và không lãng phí. Six Sigma thì tiếp cận theo một góc độ khác. Công cụ này đánh giá các quy trình hiện hành để tìm ra điểm gây lãng phí cả trong khâu sản xuất và ngoài sản xuất rồi từ đó cung cấp các giải pháp hạn chế lãng phí. Mục tiêu cơ bản của Six Sigma là để loại bỏ các khuyết tật, tức là hạn chế những lãng phí trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, Lean trọng tâm của Lean là cắt bỏ các bước không cần thiết và đảm bảo chỉ có các bước thiết yếu được thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ các yếu tố tiềm năng gây lãng phí trước khi hoạt động sản xuất được thực hiện.

Tương tự như trong lý thiết bảo trì dự đoán, những hành động được thực hiện trước để ngăn ngừa sự cố luôn ít tốn kém hơn việc xử lý hậu quả sau khi sự cố xảy ra. Lean đã được nhiều chuyên gia ủng hộ hơn cũng vì lẽ đó. Tuy nhiên 6 Sigma cũng có những ưu thế đặc trưng riêng. Six Sigma đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Khi doanh nghiệp sử dụng một tuyên bố sứ mệnh và tiến hành phân tích SWOT, thì 6 sigma giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cải tiến. Mặt khác, không có bất bì mâu thuẫn nào cho việc áp dụng song song cả 2 công cụ tại doanh nghiệp. Cho nên có thể nói dưới áp lực cạnh tranh hiện tại, cuộc thảo luận về việc nên áp dụng Lean hay 6 Sigma đang được các nhà sản xuất chuyển hướng sang vấn đề làm thế nào để tích hợp chúng?

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới