Mô hình kinh doanh thông minh: Cơ hội mới cho doanh nghiệp (Phần 2)

Ngành công nghiệp sản xuất đang ngày càng chịu nhiều tác động bởi xu hướng phát triển của công nghệ.

Các tổ chức đang tìm kiếm những công cụ để tạo thêm lợi thế cho họ trước các đối thủ cạnh tranh, các hệ thống định hướng dữ liệu đang dần thay thế các hệ thống quản lý truyền thống và ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất đang có một nhu cầu lớn về việc sử dụng dữ liệu, tuy nhiên họ lại không tìm ra cách tận dụng chúng một cách thông minh hơn. Có rất nhiều những thông tin hữu ích nhưng dường như lại không được họ quan tâm đến. Mô hình kinh doanh thông minh (BI) giúp tăng khả năng của các tổ chức này trong việc sử dụng những dữ liệu thu thập được một cách có ích nhất. BI có thể sắp xếp lại và giải quyết các vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn.

Mỗi lĩnh vực sản xuất đều được thay đổi một cách có hiệu quả khi sử dụng đến BI. Điều này cũng tương tự đối với các doanh nghiệp lắp ráp. Họ không sẵn sàng trong việc sử dụng thông tin thu thập được một cách thông minh hơn. Việc sử dụng BI giúp họ tránh được sự lãng phí thông tin một cách không cần thiết.

Kinh doanh thông minh là kế hoạch cấp cao của các giám đốc điều hành. Chuyên gia của Gartner – Michael Smith tiết lộ rằng trong một cuộc khảo sát các CEO và giám đốc kinh doanh tại Bắc Mỹ phân biệt hai lĩnh vực tập trung đầu tư hàng đầu của họ: Phân tích kinh doanh đóng góp 71% và Báo cáo tài chính nâng cao đóng góp 56%. Nhiều yếu tố khác nhau đang thúc đẩy các nhà điều hành của ngành công nghiệp tạo ra lợi ích trong kinh doanh thông minh. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng trống lớn giữa dữ liệu họ cần và dữ liệu họ có thể dễ dàng truy cập và sử dụng.

Kinh doanh thông minh trong lĩnh vưc sản xuất có thể được sử dụng để phân tích những yếu tố khác nhau như báo cáo kết quả kinh doanh(P&L), hàng tồn kho, bán hàng, tài nguyên… Theo cách này, bạn có thể có được kiến thức về tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư (ROI) trong mỗi giai đoạn. Khuếch đại tổng doanh thu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất nhưng cũng rất khó khăn của các tổ chức sản xuất. Bạn có thể làm được điều này bằng cách xây dựng lợi nhuận bên ngoài và giảm các chi phí nội bộ. BI khuyến khích bạn phân biệt các cách tiếp cận tốt hơn để tạo thu nhập và chi phí dự phòng bằng cách phân tích lợi ích chi phí. Với các bảng theo dõi các thành phần khác nhau như các khoản thu-chi; bán hàng, mua hàng, quản lý tài sản… bạn có thể có những phân tích chuyên sâu  hơn về từng biến này.

Đầu tư vào mô hình kinh doanh thông minh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ bởi những lợi ích lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp thông qua phân tích những dữ liệu một cách chính xác. Các chỉ số hàng đầu thực sự có ý nghĩa đối với các tổ chức thuộc mọi quy mô vì chúng đặc trưng cho các vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư. Kinh doanh thông minh và phân tích dữ liệu là công cụ hữu ích nhất trong việc nắm bắt hoạt động kinh doanh.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới