Mô hình kinh doanh thông minh: Cơ hội mới cho doanh nghiệp (Phần 1)

Sự khó lường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh là một rào cản lớn đối với những doanh nghiệp đang bước đầu áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh và đặc biệt là doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều tổ chức đã và đang nỗ lực tháo gỡ các hạn chế về chi phí để vươn tới một mức lợi nhuận cao hơn, trong đó bao gồm các nỗ lực cắt giảm sự lãng phí về thời gian và chi phí lưu trữ hàng hóa. Hiển nhiên là các ứng dụng 4.0 dùng để phân tích và quản lý dữ liệu như Big data, IoT là lời giải không thể tốt hơn. Tuy nhiên, để chuẩn bị một cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu tối thiểu cũng như vạch ra một lộ trình chuyển đổi là một nút thắt mà nhiều doanh nghiệp đều gặp phải.

Bằng cách áp dụng mô hình kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence), những vấn đề trên có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Mô hình kinh doanh thông minh (BI) là “công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp truy cập các thông tin tối quan trọng của doanh nghiệp, phân tích và đưa ra quyết định nhanh chóng”. BI tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô trong doanh nghiệp thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác, mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu gần đây của Gartner, 80% các nhà sản xuất chỉ kiểm tra kết quả hoạt động. Họ kiểm tra hoạt động bằng cách xem kết quả trong các bản báo cáo tóm tắt về ngân sách. Ngay cả những chuyên gia hàng đầu cũng không đưa ra được lời giải thích rõ rang nhất về tác động của những con số này. Các công ty sản xuất, và thậm chí cả các giám đốc điều hành cấp cao cũng chỉ sử dụng các phân tích hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà không mảy may suy nghĩ rằng tại sao kết quả lại giảm sút cả.  Cần có một sự cân nhắc kỹ càng lĩnh vực nào của ngành công nghiệp cần được quan tâm đầu tư một cách chu đáo để có thể mang lại nhiều lợi ích nhất.

Các mô hình công nghiệp hiện tại đang chứng minh rằng việc áp dụng Kinh doanh thông minh – Business Intelligence (BI) tại các công ty đang phát triển mạnh với khả năng tiếp cận rộng rãi hơn của lập trình BI cũng như việc cái tiến các giải pháp tiên tiến để xử lý luông dữ liệu lớn. Nhiều thủ tục kinh doanh giờ đây đang được tiến hành một cách hoàn toàn tự động; ví dụ như việc gửi thư đến khách hàng, lập báo cáo bán hàng hàng tuần và kết hợp những hiểu biết về truyền thông xã hội. Sau đó, lợi nhuận và năng suất được tăng cao, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường. 

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới