Hiện nay có các mô hình đo lường hiệu suất và đánh giá năng lực cạnh tranh với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ, Công ty P&Q Solutions đã tổng hợp và nghiên cứu các mô hình, qua đó đề xuất mô hình về Khung năng lực cạnh tranh.
Các mô hình đo lường hiệu suất và đánh giá năng lực sẵn có
Mô hình Đánh giá năng lực cạnh tranh trong sản xuất (do Bộ Công Thương chủ trì năm 2020)
Được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ, Công ty P&Q Solutions đã tổng hợp và nghiên cứu các mô hình, qua đó đề xuất mô hình về Khung năng lực cạnh tranh. Sau khi nghiên cứu các mô hình đo lường hiệu suất và đánh giá năng lực, nhóm nghiên cứu tổng hợp nhận diện 7 lĩnh vực năng lực cạnh tranh chính trong sản xuất và đề xuất một Khung năng lực đề xuất gồm các các nội dung: (1) Mô hình năng lực cạnh tranh sản xuất xây dựng trên 7 lĩnh vực và 33 nhóm yếu tố; (2) 90 yếu tố ứng với 33 nhóm yếu tố; (3) Phương pháp đánh giá và cho điểm; (4) Hướng dẫn đánh giá; (5) Mẫu kết quả đánh giá; (6) Hướng dẫn hoạch định kế hoạch cải tiến năng lực cạnh tranh trung hạn.
Tóm tắt các lĩnh vực được đề cập đến trong các mô hình
TT |
Lĩnh vực đề xuất cho nhiệm vụ |
Tiêu chuẩn ISO 9004:2018 |
Mô hình giải thưởng chất lượng quốc gia, dựa trên mô hình Malcome Baldrige |
Mô hình thẻ điểm LEAN của Lockheed Martin |
dự án WBG-SDP |
1 |
Chiến lược cạnh tranh |
Bối cảnh của tổ chức (Chương 5) |
Sự lãnh đạo |
Sự lãnh đạo |
Chiến lược cạnh tranh và Hệ thống quản lý |
2 |
Hệ thống quản lý |
Đặc trưng của tổ chức (Chương 6) |
Hoạch định chiến lược |
Sự minh bạch |
Triển khai sản phẩm mới và quản lý vòng đời sản phẩm |
3 |
Cơ cấu và phát triển nhân sự |
Sự lãnh đạo (Chương 7) |
Định hướng khách hàng và thị trường |
Phát triển sản phẩm LEAN |
Vận hành sản xuất |
4 |
Triển khai sản phẩm mới và Quản lý vòng đời sản phẩm |
Quản lý quá trình (Chương 8) |
Phân tích thông tin |
định hướng quá trình |
Quản lý chuỗi cung ứng |
5 |
Vận hành sản xuất |
Quản lý nguồn lực (Chương 9) |
Định hướng vào nhân sự |
sản xuất kịp thời |
|
6 |
Quản lý chuỗi cung ứng |
Phân tích và đánh giá kết quả thực hiện của tổ chức (Chương 10) |
Quản lý quá trình |
kiểm soát quá trình |
|
7 |
Quản lý kết quả, cải tiến, đổi mới và quản lý tri thức |
Cải tiến, học hỏi và đổi mới (Chương 11) |
Kết quả |
công việc tiêu chuẩn, và cải tiến liệ tục |
|
Mô hình năng lực cạnh tranh sản xuất
Mô hình năng lực cạnh tranh sản xuất & hướng dẫn đánh giá và Kết quả đánh giá
Các lĩnh vực và yếu tố tạo thành khung năng lực cạnh tranh về sản xuất được đề xuất gồm:
TT |
Lĩnh vực |
TT |
Nhóm yếu tố |
1 |
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH |
1 |
Tầm nhìn và Chiến lược |
2 |
Kế hoạch kinh doanh |
||
3 |
Triển khai chính sách |
||
4 |
Sự lãnh đạo, văn hóa, giá trị và hành vi |
||
5 |
Quản lý tài chính |
||
2 |
HỆ THỐNG QUẢN LÝ |
1 |
Hệ thống quản lý chất lượng |
2 |
Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường |
||
3 |
Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội |
||
3 |
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ |
1 |
Cơ cấu tổ chức |
2 |
Phát triển nhân sự |
||
3 |
Quản lý sự tham gia của mọi người |
||
4 |
TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI |
1 |
Quản lý danh mục sản phẩm |
2 |
Quản lý chương trình triển khai sản phẩm mới |
||
3 |
Quản lý chi phí và giá sản phẩm |
||
4 |
Hoạch định chất lượng sản phẩm và Phê duyệt sản phẩm |
||
5 |
Giá trị sản phẩm theo vòng đời |
||
5 |
VẬN HÀNH SẢN XUẤT |
1 |
Thiết bị và cơ sở hạ tầng |
2 |
Các quá trình vận hành sản xuất |
||
3 |
Môi trường làm việc – 5S và Quản lý trực quan |
||
4 |
Quản lý chất lượng |
||
5 |
Tiêu thụ năng lượng, tài nguyên và vật liệu |
||
6 |
QUẢN LÝ CHUỖI |
1 |
Hoạch định và điều độ sản xuất |
2 |
Kết quả giao hàng |
||
3 |
Tiếp vận giao hàng |
||
4 |
Tiếp vận nhận hàng |
||
5 |
Quản lý hàng tồn kho |
||
6 |
Mặt bằng nhà máy và dòng chảy nguyên liệu |
||
7 |
Quản lý nhà cung ứng |
||
8 |
Nhu cầu cung ứng |
||
7 |
QUẢN LÝ KẾT QUẢ, CẢI TIẾN, ĐỔI MỚI |
1 |
Quản lý kết quả |
2 |
Cải tiến liên tục |
||
3 |
Đổi mới |
||
4 |
Quản lý tri thức |
Nhóm nghiên cứ đề xuất mô hình tiêu chí đánh giá chung cho các yếu tố với thang điểm 5, và áp dụng chung cho khi đánh giá các yếu tố. Việc sử dụng một bộ tiêu chí đánh giá chung cho các yếu tố trong khung năng lực sẽ giúp cho các đánh giá viên nhanh chóng nhớ, hiểu và thực hành nhất quán cách thức đánh giá và cho điểm.
Điểm |
Tiêu chí tương ứng với mức điểm |
1 |
Không có bằng chứng để chứng minh hoặc bằng chứng đưa ra là mờ nhạt. |
2 |
Có bằng chứng cho thấy câu hỏi được đáp ứng một phần hoặc đã được thực hiện nhưng còn rời rạc, chưa có hệ thống |
3 |
Có bằng chứng cho thấy câu hỏi được đáp ứng một cách có hệ thống trong phần lớn các trường hợp. Trong một số trường hợp, mục tiêu đặt ra còn chưa đạt được |
4 |
Có bằng chứng cho thấy câu hỏi được đáp ứng đầy đủ và một cách có hệ thống, có khả năng thích nghi được với các thay đổi. Các mục tiêu đạt được một cách ổn định |
5 |
Có bằng chứng cho thấy câu hỏi được đáp ứng đầy đủ và một cách có hệ thống, có khả năng thích nghi được với các thay đổi. Các mục tiêu đạt được một cách ổn định. Các bài học được rút ra trong quá trình thực hiện cho việc cải tiến và nhân rộng. Các yếu tố đều nhất quán với nhu cầu, định hướng của tổ chức và tích hợp với các yếu tố liên quan khác. |
(Tiêu chí cho điểm đối với yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh sản xuất)
Mô hình này đã được triển khai đào tạo cho hơn 10 công ty và áp dụng tại 6 công ty trong năm 2020.
6 doanh nghiệp sản xuất được giới thiệu, tham gia vào chương trình đánh giá cao tính đột phá trong lựa chọn chủ đề của đề án và đánh giá cao kết quả đạt được ở 3 phương diện:
Nhận thấy hiệu quả của mô hình này (Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh về sản xuất), đơn vị tư vấn thực hiện mong muốn trong năm 2021, Bộ Công Thương tiếp tục mở rộng triển khai áp dụng mô hình này trong đánh giá chẩn đoán, hoạch định cải tiến trung hạn và thực hiện các chủ đề cải tiến đến các doanh nghiệp.
Nguồn: P&Q Solution