CIM (Computer Integrated Manufaturing) là hệ thống sản xuất tự động sử dụng máy tính để điều khiển tất cả các quá trình sản xuất. Việc tích hợp này cho phép từng công đoạn đơn lẻ có thể trao đổi thông tin với nhau trong toàn bộ hệ thống.
Dưới đây là ví dụ đơn giản về hệ thống CIM. Trong một nhà máy cơ khí, các công đoạn không thể thiếu được là thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, gia công, kiểm tra, lắp ráp, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, vận chuyển giữa từng công đoạn, mua hàng. Với việc áp dụng hệ thống CIM, các công đoạn này đều được điều khiển tự động bằng máy tính hoặc thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy tính.
Cụ thể, trong công đoạn thiết kế, dưới sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế như Solidword, Catia, AutoCAD,… các nhân viên của nhà máy sẽ xây dựng được hệ thống bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết, bản vẽ gia công của từng chi tiết, linh kiện. Sau đó việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên bản vẽ thiết kế bao gồm trình tự gia công, thời gian gia công, lượng nguyên liệu cần sử dụng sẽ được xây dựng tự động dưới sự kiểm tra của con người. Các thông tin này sẽ được chuyển tới các bộ phận kho, các máy gia công và hệ thống vận chuyển.
Tiếp theo, hệ thống sản xuất sẽ được chạy tự động hoàn toàn, phôi từ kho được vận chuyển tới các máy gia công, việc gá, tháo phôi sẽ được thực hiện bằng hệ thống cánh tay robot. Các máy gia công đều được điều khiển tự động theo các lệnh và thông số theo công đoạn thiết kế và lập kế hoạch sản xuất. Sau quá trình gia công, các linh kiện được chuyển sang bộ phận tự động kiểm tra độ chính xác. Cuối cùng, sản phẩm được chuyển về kho thành phẩm.
Dưới đây là một số lợi ích có được từ việc áp dụng CIM:
Ngoài lĩnh vực cơ khí, hệ thống CIM còn được ứng dụng trong rất nhiều các ngành khác như chế biến thực phẩm, hóa chất,… Trong thời gian tới với sự phát triển của công nghệ, hệ thống CIM sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong các quá trình sản xuất.
Văn phòng NSCL biên dịch