LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 4) – SẢN XUẤT DƯ THỪA

LÃNG PHÍ 1: SẢN XUẤT THỪA Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm 7 loại lãng phí cực kỳ nguy hiểm (Seven Deadly Waste). Nó ngược lại với sản xuất không tồn kho. Sản xuất dư thừa có nghĩa là tạo ra cái gì đó mà không cần thiết, hay vào lúc chưa cần thiết, và với số lượng không cần thiết hay dùng loại vật liệu quá mức hơn mức chất lượng nhưng hoàn toàn không cần thiết đối với khách hàng. Điều này xãy ra khi bạn chế tạo sản xuất những loại sản phẩm, mà những sản phẩm này không có được đơn đặt hàng. Chúng ta đã biết có rất nhiều tác động rủi ro do lãng phí sản xuất thừa:

– Mua nguyên liệu và phụ tùng trước kỳ hạn – Sự tắc nghẽn của dòng chảy sản phẩm – Tăng thêm số lượng tồn kho so với nhu cầu thực – Kế hoạch sản xuất không linh động – Sự cố của khuyết tật nên thường tăng chi phí sản xuất bù vài phần trăm trên tổng nhu cầu.

Cách đây 5-10 năm, các doanh nghiệp “hứng chịu” hầu hết các dạng sản xuất thừa. Vài năm trở lại đây, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã ý thức nhiều hơn về lãng phí này. Hiện nay, Doanh nghiệp chế biến gỗ ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai vẫn còn tồn tại khá lớn lãng phí sản xuất thừa – thường thấy nhiều nhất là dư số lượng vài phần trăm để dự phòng và bù cho số lượng sản phẩm khuyết tật. Điều nghịch lý là: càng dư phần trăm thì chất lượng khâu cuối cùng vẫn không đảm bảo và vẫn thiếu lượng hàng cần thiết để cung cấp cho khách hàng. Thì ra, ý thức trong quản trị điều hành là quyết định chứ không phải giải pháp bề nổi bù số lượng phần trăm dư thừa … Rất dễ dàng thấy hiện tượng này! Bạn chỉ cần nhìn vào công đoạn cuối cùng, bạn sẽ thấy lãng vãng đâu đó thành phẩm còn lại sau khi xuất hàng. Chúng được tích lũy thời gian dài và thành hàng đống. Tiền từ trong két sắt “bốc hơi ra không khí” theo kiểu như vậy. NGUYÊN NHÂN CỦA SẢN XUẤT DƯ THỪA Thực tế có nhiều Công ty bị rơi vào tình trạng này với nguyên nhân:

– Dự báo sai nhu cầu, liều lĩnh trong việc “đoán” rằng khách hàng sẽ đặt lại đơn hàng cũ hoặc – Đơn hàng chưa thực sự rõ/ chưa ký hợp đồng đã triển khai thực hiện – Sản xuất theo lô hàng lớn, hay sản xuất hàng loạt cũng gây ra dư thừa (một khi đơn hàng bị hủy hoặc giảm số lượng vì lý do nào đó …) – Chấp nhận phần trăm dư thừa dự phòng hư hỏng là chuyện bình thường?! – Thông tin vật liệu không rõ và giám sát thông tin, giám sát tuân thủ không tốt (ví dụ mặt dưới mặt bàn dán veneer loại A, trong khi chỉ cần là loại B, hay là tấm lót hàng vừa đủ bảo quản sản phẩm nhưng lại quá dư gây ra lãng phí) – Sản xuất trước kỳ hạn (tạo sản phẩm trước khi yêu cầu đặt hàng …) – Thay đổi thiết bị chậm đối với các thiết bị sản xuất trong hệ thống sản xuất hàng loạt (và thậm chí sản xuất đơn lẻ) – Dư thừa công nhân hay quá nhiều thiết bị. – Các máy đạt sản lượng quá nhiều một cách nhanh chóng (Ví dụ như máy CNC).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ LÃNG PHÍ SẢN XUẤT DƯ THỪA Để không xãy ra sản xuất dư thừa, bạn phải thực hiện các phương pháp tiên tiến của sản xuất với chi phí cực tiểu:

Cân bằng dây chuyền sản xuất Sản xuất đơn chiếc (One piece flow – theo kiểu “1 chuyển đi 1”) Kaban – dùng phương pháp kéo sản xuất. Các hoạt động thay đổi thiết bị một cách nhanh chóng. Sản xuất vừa mức độ – sản xuất lô nhỏ, hỗn hợp (nhiều sản phẩm trên dây chuyền).

DANH SÁCH KIỂM TRA SẢN XUẤT DƯ THỪA Làm gì để biết Công ty bạn có lãng phí dư thừa? Bạn chỉ cần sử dụng danh sách kiểm tra để phân tích các hoạt động của nhà máy và xác định sản xuất dư thừa. Bạn có thể thêm vào danh sách bất kỳ mục nào, mà nó gây ra sản xuất dư thừa trong nhà máy của bạn. Việc tổng kết danh sách sẽ cho bạn thấy loại lãng phí nào cần được chú ý trước tiên nhất. Khi bạn tìm ra sự lãng phí, bạn nên chú thích về nguyên nhân hay các ý tưởng cải tiến. Danh sách kiểm tra để tìm ra sự lãng phí trong sản xuất dư thừa gồm các cột:
MÔ TẢ LÃNG PHÍ KHÔNG ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH CẢI TIẾN
  Độ lớn của sự lãng phí được ghi vào cột “Điểm”

Điểm 0 – Không tìm thấy lãng phí (tương ứng với “No”) Điểm 1 – Có rất ít lãng phí Điểm 2 – Có vài lãng phí Điểm 3 – Rất nhiều lãng phí

Thông thường cột “Mô tả lãng phí” gồm các câu hỏi sau:

1. Không có kế hoạch sản xuất/ không có giám sát kế hoạch sản xuất 2. Không có sự cân bằng trong kế hoạch sản xuất 3. Sản xuất không đồng bộ với kế hoạch sản xuất 4. Bỏ sót một số hạng mục, chi tiết 5. Sản phẩm có khuyết tật 6. Thiết bị hỏng hóc/không ổn định 7. Cần quá nhiều thao tác hỗ trợ bằng tay 8. Công suất quá lớn. 9. Nhiều lô nhỏ được tập hợp thành lô lớn. 10. Sản xuất theo phương pháp đẩy 11. Không cân bằng với quá trình kế tiếp

Nguồn: Lê Phước Vân GĐ Công ty TNHH TVQL Hạnh Gia

LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN I) – CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN WASTE/ MAC LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 2) – CÂU CHUYỆN VỀ CÁCH CHIÊN CON GÀ TÂY LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 3) – LỜI KHUYÊN CHO DOANH NGHIỆP VỀ LOẠI BỎ LÃNG PHÍ LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 5) – LÃNG PHÍ TỒN KHO LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 6) – LÃNG PHÍ TỒN KHO (tiếp theo) LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 7) – LÃNG PHÍ VẬN CHUYỂN LOẠI BỎ LÃNG PHÍ (PHẦN 8) – KHUYẾT TẬT
Tin mới