Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Châu Âu
Nước Đức coi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là nguồn động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới cho quốc gia này. Đây cũng là quốc gia đi đầu trong việc nỗ lực phổ biến khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0”, cũng như bắt đầu soạn thảo các tiêu chuẩn liên quan. Từ năm 2012, Đức thành lập Nhóm đặc trách về “công nghiệp 4.0” nhằm chỉ ra các lĩnh vực cần ưu tiên thực hiện để đưa Đức trở thành nước dẫn đầu trong cuộc cách mạng này. Họ đưa ra mạng trung tâm Plattform Industrie 4.0 (www.plattform-i40.de) để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số sang Công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, Chương trình Productive 4.0 của liên minh Châu Âu (EU) có mục tiêu là đạt được sự cải tiến về số hóa ngành công nghiệp châu Âu bằng điện tử và CNTT-TT. Productive 4.0 sẽ cung cấp cho các công ty các công cụ cơ bản cần thiết cho việc chuyển đổi kỹ thuật số. Các kết quả như phương pháp mô hình hóa và mô phỏng các thành phần internet vạn vật (IoT), và sử dụng công cụ cho chuỗi vòng đời và số hóa nhằm liên kết tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm một cách bền vững. Dự án được hỗ trợ 106 triệu Euro.
Tại Mỹ
Chính phủ Mỹ cũng đặt ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế tạo với khái niệm mới “Internet công nghiệp”. Tháng 3-2014, Liên minh internet công nghiệp (IIC) được thành lập với trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng IoT trong công nghiệp.
Đến năm 2017, Chính phủ Mỹ đã đầu tư 1,1 tỷ USD cho Hiệp hội Internet công nghiệp. Đây là tổ chức hàng đầu thế giới chuyển đổi doanh nghiệp và xã hội bằng cách thúc đẩy kết nối vạn vật trong công nghiệp (IIoT), nhằm cung cấp một IIoT đáng tin cậy trong đó các hệ thống và thiết bị của thế giới được kết nối và kiểm soát an toàn để mang lại kết quả chuyển đổi.
Kết nối vạn vật trong công nghiệp (IIoT) là việc sử dụng các cảm biến và bộ truyền động thông minh để tăng cường các quy trình sản xuất và công nghiệp. Còn được gọi là Internet công nghiệp hoặc Công nghiệp 4.0, IIoT tận dụng sức mạnh của máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tận dụng dữ liệu mà máy đã tạo ra trong nhiều năm. Máy móc thông minh không chỉ tốt hơn con người trong việc thu thập và phân tích dữ liệu trong thời gian thực, mà còn truyền đạt thông tin quan trọng có thể được sử dụng để đưa ra quyết định kinh doanh nhanh hơn và chính xác hơn.
Tại Đài Loan
Tại Đài Loan, một chương trình hành động gọi là Productivity 4.0 Development Program nhằm hỗ trợ ngành sản xuất máy công cụ tham gia sản xuất chi tiết và phụ tùng cho ngành không gian đã được Đài Loan phê chuẩn năm 2015. Chương trình này củng cố chuỗi giá trị của sản xuất thông minh, sản phẩm cơ khí và dịch vụ cho ngành hàng không đạt đến con số 5.200 tỷ đôla.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Máy gia công chính xác (Precision Machinery Research Development Center – PMC) đã kết nối 4 doanh nghiệp hàng đầu sản xuất máy công cụ tại đây để thành lập một phòng thí nghiệm chuyên biệt để phát triển những phần mềm thông minh phục vụ cho việc giám sát hệ thống sản xuất trực tuyến. Những phần mềm này được nhúng vào những hệ thống giám sát và điều khiển để cải thiện hiệu suất của máy công cụ thêm ít nhất 20% và tăng giá trị thêm tổng cộng ít nhất 10 tỷ Đài tệ.
Văn phòng NSCL tổng hợp