Làm thế nào Leyland đạt Giải thưởng Deming trong hai năm liên tiếp?

Hosur, nhà máy sản xuất xe buýt và xe tải thứ hai của Ashok Leyland nằm tại khu công nghiệp ở miền tây Tamil Nadu, Ấn Độ. Nhà máy này đã được Liên hiệp các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản trao Giải thưởng Deming uy tín cho Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) vào năm 2017. Đây là nhà máy thứ hai của Leyland giành giải thưởng Deming sau nhà máy Pantnagar tại Uttarakhand, Ấn Độ được trao giải thưởng năm 2016.

“Chúng tôi là công ty sản xuất xe thương mại duy nhất bên ngoài Nhật Bản giành được giải thưởng Deming. Và bây giờ chúng tôi là nhà sản xuất xe thương mại duy nhất trên thế giới giành được giải thưởng này trong hai năm liên tiếp” P Harihar, Phó chủ tịch cấp cao của Leyland về Kế hoạch và Sản xuất, đồng thời là cựu Giám đốc nhà máy Hosur và là một trong những người dẫn đầu quá trình thực hiện TQM của Leyland tuyên bố.

Rất nhiều cải tiến trong 5 năm triển khai TQM tại Leyland đến từ ý tưởng của các công nhân. Arumugam, người đã làm việc 20 năm tại nhà máy này đã đưa ra cải tiến trong việc điều chỉnh cài đặt ly hợp cho loại xe thương mại bán chạy nhất của Leyland. Trước đây việc cài đặt ly hợp được thực hiện chủ yếu bên trong cabin, nơi có không gian chật hẹp khiến công nhân phải cúi người và rất khó thao tác. Nhờ có cải tiến của Arumugamm, việc điều chỉnh ly hợp được thực hiện từ bên ngoài cabin, từ một vị trí thuận lợi, chỉ để lại hoạt động thắt chặt đai ốc bên trong cabin. Kết quả là thời gian chu kỳ của quá trình giảm đáng kể từ 7 phút xuống còn 2,5 phút, đồng thời cải thiện chỉ số nỗ lực và công thái học (EEI), từ 264 lên 69 điểm.

Đây chỉ là một trong nhiều cải tiến như vậy đã được thực hiện. Unnikrishnan, Phó chủ tịch nhà máy cho biết đã có 51.196 cải tiến trong các chức năng sản xuất khác nhau đã được triển khai thành công trên toàn bộ nhà máy trong năm năm qua. Kết quả là các khuyết tật trên mỗi phương tiện trước giai đoạn kiểm tra cuối cùng giảm trung bình từ 110 xuống còn 8 trên mỗi chiếc xe.

Leyland bắt đầu thực hiện TQM vào năm 2012. Trong năm 2012-2013, ngành công nghiệp xe thương mại đã rơi vào khủng hoảng, và Leyland bị ngập trong nợ nần. “Chúng tôi muốn làm một điều gì đó khác biệt đáng kể – Chúng tôi cần một sự thay đổi tư duy”, Harihar nhớ lại. Cuộc hành trình TQM bắt đầu với việc bổ nhiệm một chuyên gia tư vấn Nhật Bản, Giáo sư Yukihiro Ando – làm giảng viên TQM của Leyland. Tầm nhìn của nhà máy Hosur khi Leyland khi đó là: trở thành một nhà máy linh hoạt với dải sản phẩm đa dạng và hoạt động hiệu quả, Unnikrishnan cho biết.

“Một sự thay đổi tư duy lớn và các can thiệp được yêu cầu để làm cho mọi người suy nghĩ khác đi. Chúng tôi muốn có một sự thay đổi văn hóa từ chỗ giải quyết vấn đề một cách cảm tính đến chỗ giải quyết vấn đề một cách khoa học dựa trên dữ liệu. Thực hiện theo cách này, các cải tiến là toàn diện và bền vững. TQM chỉ có ý nghĩa nếu nó chuyển thành kết quả kinh doanh xuất sắc.”

R Sivanesan, Phó chủ tịch cấp cao về Chất lượng và Cung ứng, cho biết: “TQM đang tạo ra một tư duy liên tục cải tiến tại Leyland. Chúng ta phải khiến mọi người từ các cấp dưới suy nghĩ và hành động, vì họ tiếp xúc với máy móc và trạm làm việc của họ mỗi ngày. Để thay đổi văn hóa, đừng đổ lỗi cho họ vì sai lầm, thay vào đó, hãy để họ cho chúng ta biết cách tránh sai lầm và cải thiện nó. Đây là văn hóa kaizen hoặc cải tiến liên tục”, Sivanesan giải thích. Người lao động sau đó đưa ra giải pháp về những gì có thể được thực hiện để giải quyết vấn đề. Họ cởi mở hơn và cũng chịu trách nhiệm thực hiện các đề xuất. Như là kết quả của TQM, tất cả nhân viên, bất kể vai trò và trách nhiệm, đã tham gia vào vòng quay cải tiến liên tục này.

Văn hóa cải tiến liên tục là một trong những chìa khóa giúp Pantnagar và Hosur, hai nhà máy của Leyland lần lượt giành được Giải thưởng Deming vào năm 2016 và 2017.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới