Lâm Đồng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá

100% trên địa bàn tỉnh sẽ tham gia thực hiện dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020.

Nhằm góp phần tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02năm 2016 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2020”.

Đề án nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

a) 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh tham gia và thực hiện Dự án*

b) Thực hiện 03 buổi tọa đàmvề mô hình nâng cao NSCL phù hợp cho các doanh nghiệp, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm chủ lực, đánh giá hiệu quả việc triển khai Dự án;10 phóng sự về Dự án và các mô hình điểm, các bài thông tin tuyên truyền về các nội dung và kết quả của Dự án trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

c) Tổ chức 50 lớp tập huấn về NSCL cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh; 05 hội nghị, hội thảo về triển khai, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm các mô hình NSCL.

d) Đào tạo 15 – 20 chuyên gia về NSCL của tỉnh là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp.

đ) Xây dựng các mô hình điểm thông qua hỗ trợ 75 lượt doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL phù hợp, trong đó: 40 lượt áp dụng các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001, HACCP, GlobalGAP…); 35 lượt đơn vị áp dụng các công cụ cải tiến NSCL như: 5S, nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), 7 công cụ thống kê, Kaizen, duy trì vệ sinh tốt (GHK), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn, 6 sigma và các công cụ đo lường năng suất và cải tiến quản lý khác.

e) Hỗ trợ xây dựng 50 tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; chứng nhận 50 sản phẩm hợp quy và 10 sản phẩm hợp chuẩn; xây dựng 01 sản phẩm chủ lực đạt quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

g) Hướng dẫn, hỗ trợ 08 doanh nghiệp dự Giải thưởng Chất lượng quốc gia.

h) Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL.

Tổng kinh phí (dự kiến): 28.322 triệu đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước: 7.316 triệu đồng (Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm). Vốn của doanh nghiệp đóng góp thực hiện: 21.006 triệu đồng (đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp; kinh phí đối ứng để áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tham gia Đề án đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia, khu vực và quốc tế (01 lần đạt giải) được hỗ trợ 30 triệu đồng (Giải thưởng Chất lượng khu vực và quốc tế), 25 triệu đồng (Giải vàng Chất lượng quốc gia), 22 triệu đồng (Giải bạc Chất lượng quốc gia).

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy tính theo số sản phẩm: sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: 20 triệu đồng. Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia: 10 triệu đồng.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng của Dự án có trách nhiệm:

– Lập đề cương, dự toán triển khai thực hiện Dự án của doanh nghiệp theo hướng dẫn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; cam kết thực hiện đúng các nội dung của Dự án;

– Lồng ghép các hoạt động liên quan đến nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi quản lý để phối hợp thực hiện Dự án;

– Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân lực) đã cam kết, phối hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án có hiệu quả;

– Chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ việc giám sát, kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện Dự án;

– Hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện Dự án, báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ

Nguồn: business.gov.vn

Tin mới