KPI cho các nhà sản xuất ngành dệt may

Các chỉ số hiệu suất chính (KPI) được đo để đánh giá vị trí của nhà máy và để tìm khu vực tập trung, nơi quản lý cần phải xem xét. 9 KPI đầu tiên được liệt kê và giải thích dưới đây được đo bởi các nhà sản xuất hàng may mặc (nhà xuất khẩu) trong ngành công nghiệp dệt may. Phân tích các KPI này được thực hiện hàng tháng.
  1. Hiệu suất nhà máy %
Hiệu suất nhà máy xác định hiệu quả chạy dây chuyền may trong một nhà máy. Chỉ số này rất quan trọng bởi kế hoạch về năng lực của nhà máy và dự kiến chi phí hàng may mặc được thực hiện dựa trên hiệu quả nhà máy. Hiệu quả nhà máy bao gồm tất cả số phút các dây chuyền sản xuất hoạt động và tổng số giờ tham dự của lao động trực tiếp tại sàn may. Hiệu quả nhà máy mục tiêu thay đổi theo lượng đơn đặt hàng. Để tính toán chi tiết hiệu quả, tham khảo “cách tính toán hiệu quả dây chuyền sản xuất hoặc mẻ sản xuất?” Đối với hiệu quả nhà máy – tính toán tổng số phút sản xuất của tất cả các dây chuyền và tổng số phút các dây chuyền chạy cùng lúc. Hiệu quả nhà máy % = (Tổng số phút sản xuất x 100)/Tổng số phút đồng sản xuất.
  1. Tỷ lệ người so với máy
Khi nói về tỷ lệ người với máy (MMR) của nhà máy, mỗi nhân viên của nhà máy được coi là nhân lực. Vì vậy, tỷ lệ Người/Máy = Tổng số nhân lực/Tổng số máy may có sẵn trong nhà máy (máy đang sử dụng). Ví dụ, nếu một nhà máy có 500 máy may và tổng số nhân lực của nhà máy là 1100 thì tỷ lệ con người với máy = 1100: 500 hay 2,2. Tỷ lệ này thay đổi theo từng loại sản phẩm và cơ cấu tổ chức.
  1. Tỷ lệ cắt so với giao cho khách hàng (Tỷ lệ cut to ship)
Đây là một tỷ lệ tổng lượng cắt và tổng khối lượng vận chuyển của một đơn hàng. Chỉ số này đo mức đặt hàng và đơn hàng chuyển đi hàng tháng. Để dự phòng (cho hàng hư hỏng, khiếm khuyết) nhà máy cắt số mảnh lớn hơn số lượng đặt hàng. Ví dụ: nhà máy nhận được một đơn đặt hàng 20.000 chiếc, thì số lượng cắt là 20200 miếng (1% phụ cắt để dự phòng) và tổng lượng vận chuyển cho khách hàng là 20.000 chiếc. Cắt: Giao = 20200: 20000 = 1,01. Chỉ số này được đo để kiểm soát số lượng dư thừa sau khi giao hàng, giảm việc cắt thêm và hàng hư hỏng. Tỷ lệ Cut to ship mục tiêu là 1.
  1. Tỷ lệ đặt hàng so với giao hàng
Người mua mong muốn nhận được đầy đủ số lượng từ nhà cung cấp mình đã đặt hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất người mua hàng sử dụng để đánh giá nhà cung cấp. Chỉ số này được tính toán bằng Tổng lượng đặt hàng/Tổng lượng giao hàng. Tỷ lệ đặt hàng so với giao hàng mục tiêu là 1. Sẽ tốt hơn nếu nhà máy có thể giao lượng cao hơn so với số lượng đã đặt hàng (Chỉ áp dụng khi người mua chấp nhận lượng giao thêm).
  1. Giao hàng đúng hạn:
Bao nhiêu lô hàng không đáp ứng được mục tiêu hạn giao hàng được kiểm tra vào cuối mỗi tháng? Mục tiêu giao hàng đúng hạn của mỗi loại sản phẩm là đạt hạn giao hàng hàng ngày. Nó được tính bằng = Tổng số đơn đặt hàng được vận chuyển đúng hạn/Tổng số đơn đặt hàng vận chuyển trong tháng. Ví dụ, nếu nhà máy vận chuyển 18 đơn đúng thời gian trên tổng số 20 đơn được vận chuyển trong tháng, do đó tỷ lệ giao hàng đúng hạn của tháng đó là = 18/20 * 100% = 90%.
  1. Thời gian thay đổi mẫu trung bình:
Khoảng thời gian giữa các mẫu trước đây (mảnh cuối cùng ra khỏi dây chuyền) và mảnh đầu tiên của mẫu hiện tại được gọi là thay đổi mẫu theo thời gian. Thời gian chuyển đổi ngắn hơn được xem là có mức hiệu suất tốt hơn. Nó thay đổi theo từng mẫu sản xuất và hệ thống sản xuất. Thời gian thay đổi của mỗi mẫu được ghi chép và thời giant hay đổi trung bình của nhà máy được đo đạc.
  1. Đạt chất lượng ngay lần đầu tiên
Chỉ số này thể hiện theo tỷ lệ phần trăm = Tổng kiểm toán được thông qua trong lần đầu tiên/ tổng số kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện. Đạt chất lượng ngay lần đầu tiên được đo trong các giai đoạn khác nhau của sản xuất hàng may mặc. Giá trị đạt chất lượng ngay từ lần đầu tiên càng cao chứng tỏ hiệu suất nhà máy tốt hơn.
  1. Chất lượng so với sản lượng
Mức chất lượng của từng bộ phận được đo theo % đơn vị khiếm khuyết và DHU. Giá trị DHU cao hơn thì thời gian thay đổi cao hơn và chi phí phát sinh về chất lượng cao hơn.
  1. Tỷ lệ thời gian ngừng hoạt động
Thời gian ngừng hoạt động là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến hiệu quả hoạt động của nhà máy thấp hơn. Nhà máy phân tích số lần ngừng hoạt động chính để kiểm soát và cải tiến máy móc và tận dụng công nhân vận hành. 5 lý do chính máy móc ngừng hoạt động (còn được gọi là thời gian phi sản xuất) là thiết lập dây chuyền, vận hành nhàn rỗi, không có nguyên liệu, sự cố máy tính và không có kế hoạch hoạt động dây chuyền. Kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu hiệu suất nhà máy được đo đạc và có công tác quản lý để cải thiện hiệu suất từng bước. Mỗi KPI ở trên đóng vai trò vào chi phí sản xuất, danh tiếng của nhà máy và lợi nhuận biên.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: industryweek.com

Tin mới