Kinh nghiệm nâng cao chỉ số đạt kế hoạch giao hàng của LINPAC

LINPAC là công ty sản xuất các chi tiết trang trí nội thất và ngoại thất cho các nhà sản xuất ô tô lớn. Hiện trạng Khách hàng khá lo lắng khi biết rằng chỉ số đạt kế hoạch giao hàng (Delivery Schedule Achievement – DSA) của công ty là 36%. Các linh kiện được đúc trong nhà máy và cung cấp cho cửa hàng lắp ráp để sơn và lắp ráp cuối cùng. Hành động Một nhóm cải tiến đã được thiết lập và ngay trong giai đoạn chẩn đoán ban đầu, vấn đề mà họ phát hiện ra là lịch giao hàng cho khách thường xuyên thay đổi, cửa hàng lắp ráp không đáp ứng được yêu cầu giao hàng của khách và tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ. Trước hết, nhóm cải tiến xem xét trên lý thuyết xem liệu cửa hàng lắp ráp có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng không. Họ phát hiện ra rằng có một trạm sản xuất (cell) có nhịp sản xuất dài hơn yêu cầu của khách hàng. Rõ ràng đây là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số đạt kế hoạch giao hàng thấp. Bằng cách phân phối lại công việc và loại bỏ lãng phí, nhóm cải tiến đã thiết kế lại cách bố trí mặt bằng sản xuất và quy trình công nghệ. Nhờ đó, nhịp sản xuất của tất cả công nhân vận hành đều thấp hơn so với yêu cầu của khách hàng. Một mô hình mô phỏng về trạm sản xuất được xây dựng bằng bìa cứng, băng dính và hồ dán để kiểm tra ý tưởng cải tiến từ nhóm cải tiến và ý kiến đánh giá của các công nhân vận hành. “Với những kỹ năng mới và sự tự tin, chúng tôi xem xét việc cải tiến ở các khu vực khác của công ty. Các kết quả ban đầu đang khích lệ nhóm cải tiến. Giờ đây cải tiến đã trở thành một phần trong công việc hàng ngày của chúng tôi”, David Mercer, Quản lý sản xuất của Công ty cho biết. Kết quả Kết quả của việc sử dụng kỹ thuật QCD tại công ty rất ấn tượng:
  • Chỉ số đạt kế hoạch giao hàng duy trì ở mức 100% từ khi triển khai chương trình
  • Số công nhân vận hành giảm xuống 20%
  • Mặt bằng sử dụng cho sản xuất giảm 63%
  • Khoảng cách di chuyển giữa các trạm giảm 29%
  • Thời gian sản xuất ra một rổ chi tiết (tiêu chuẩn của khách hàng về số lượng) giảm 36%
  • Chỉ số không đúng ngay từ đầu (NRFT) giảm xuống 88.000 ppm.
DSA là gì? Chỉ số đạt kế hoạch giao hàng (Delivery Schedule Achievement – DSA) đo lường mức độ nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu giao hàng của khách hàng. DSA dùng làm gì? Giao hàng đúng hạn là một yếu tố cơ bản làm khách hàng hài lòng. Tuy nhiên giao hàng đúng hạn 100% phải đạt được mà không cần tốn các chi phí như giao hàng đặc biệt, làm thêm giờ, tăng tồn kho, phế liệu hoặc sửa chữa để kịp thời hạn. Các chi phí gia tăng này phản ánh sự thiếu kiểm soát trong quá trình sản xuất. Nếu DSA thấp, doanh nghiệp cần tìm giải pháp để nâng cao DSA nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Cách tính DSA? DSA đo lường hiệu quả giao hàng thực tế so với kế hoạch giao hàng.
  • Những lần giao hàng muộn hoặc sớm so với kế hoạch đều được coi là giao hàng không đúng hẹn.
  • Những lần giao hàng sai số lượng là giao hàng với số lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
  • Nếu lần giao hàng vừa không đúng hẹn và vừa không đúng số lượng thì được tính là 1 lần.

DSA = (SLGH1- (SLGH2 + SLGH3))/SLGH1 x 100%

Trong đó:

  • SLGH1: Số lần giao hàng theo kế hoạch
  • SLGH2: Số lần giao hàng không đúng hẹn
  • SLGH3: Số lần giao hàng không đúng số lượng
Ví dụ: Trong một tuần công ty có 100 lần giao hàng. Trong đó có 5 lần giao hàng chậm và 3 lần giao không đúng số lượng. Vậy DSA của công ty trong tuần là:

DSA = (100 – (5 + 3))/100 x 100% = 92%

Tin mới