Bố trí máy móc hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng được tối đa các nguồn lực vào sản xuất. Dưới đây là một số kinh nghiệm bố trí máy móc tại Công ty TNHH Tiến Hưng, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ.
1. Cải tiến sắp xếp máy bào cuốn
Trước cải tiến:
Hai máy bào cuốn hoạt động riêng lẻ. Mỗi máy cần 2 công nhân thao tác nên 2 máy cần 4 người. Hàng làm ra từ máy này được chất xếp và vận chuyển sang máy kia
Thực hiện cải tiến:
Xếp 2 máy theo mô hình chữ L hoặc liên hoàn, kết hợp 2 máy sử dụng 3 công nhân thao tác. Bố trí bàn hứng phôi máy 1 dài khoảng 1,5 m để kéo dài đường đi phôi chạy ra đáp ứng đủ thời gian cho công nhân chuyển phôi từ máy 1 sang máy 2. Sắp xếp vị trí đường điện và đường ống hút bụi trước khi sắp xếp lại máy.
Kết quả:
Nhờ sắp xếp máy bào cuốn, Công ty đã giảm được 1 công nhân thao tác; Tạo thành 1 chuyền khép kín giữa 2 máy giúp giảm công nhân chất xếp, vận chuyển phôi giữa 2 máy, phôi cho vào đầu chuyền, cuối chuyền cho ra thành phẩm. Nhịp độ thao tác của công nhân nhanh hơn nên năng suất mỗi công nhân tăng lên 10%.
Chi phí tiết kiệm cho mỗi ngày làm việc:
= 1 công nhân x lương cơ bản + 3 công nhân x 10% x lương cơ bản
= 150.000 + 3 x 10% x 150.000 = 195.000 (VNĐ/ngày)
Tổng chi phí tiết kiệm mỗi tháng = 195.000 (VNĐ/ngày) x 26 (ngày/tháng) = 5.070.000 (VNĐ/tháng)
Tổng chi phí tiết kiệm mỗi năm = 12 tháng x 5.070.000 (VNĐ/tháng) = 58.305.000 (VNĐ)
2. Cải tiến bố trí chuyền cắt
Hiện trạng:
Chuyền cắt trong công đoạn phôi gồm 6 máy cắt được bố trí thành hàng ngang. Phôi đầu vào và đầu ra được đặt tại vị trí mỗi máy. Mỗi máy cần 2 công nhân, một người tiếp phôi, một người cắt. Nhược điểm của cách bố trí này là công nhân liên tục phải di chuyển để cấp phôi đầu vào và chuyển phôi đầu ra sang công đoạn khác. Đây là hoạt động lãng phí thời gian và khiến năng suất thấp.
Thực hiện cải tiến:
Bố trí 6 máy cắt từ hàng ngang thành 1 hàng dọc, tập trung về một bên xưởng. Bố trí băng tải bên cạnh các máy cắt. Bố trí 1 người cấp liệu cho 6 người. Sau khi cắt, công nhân đưa phôi sang băng tải để 1 công nhân khác làm nhiệm vụ phân loại và chuyển phôi sang công đoạn sau.
Kết quả:
Nhờ bố trí lại chuyền cắt, Công ty đã giảm được 4 công lao động; tăng năng suất từ 0.67m³/ngày/công nhân lên 3.75m³/ngày/công nhân; nhà xưởng cũng trở nên gọn gàng và thông thoáng hơn.
Văn phòng NSCL tổng hợp