Đến một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với các vấn đề như sức khoẻ của người lao động hay phúc lợi của doanh nghiệp bị đe dọa; lúc này giá cả thị trường, chi phí của nhà máy đang âm vào lợi nhuận hoạt động và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp. Điều này giả định rằng đội ngũ nhà máy đã cạn kiệt những ý tưởng tốt và đã nỗ lực cải tiến chi phí cho quy trình hiện tại ở mức gần hoặc tối ưu về mặt lý thuyết. Doanh nghiệp không còn có thể cạnh tranh cho công việc kinh doanh hơn nữa trừ phi quyết định thay đổi hoàn toàn quy trình, chi phí và tái khởi động cho việc kinh doanh lâu dài. Đây chính là thời điểm để doanh nghiệp cân nhắc có nên tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh hay không:
Thứ nhất, nếu môi trường làm việc của người lao động có tính chất nguy hiểm, tự động hóa sẽ trở thành ưu tiến số 1, được coi là một quá trình thay thế. Đứng đầu danh sách các ngành cần được tự động hóa và tự động hóa đã trở nên phổ biến là ngành sản xuất ô tô. Ở nhiều ngành khác, nơi vẫn còn những nhà máy lạc hậu, nhiệt độ cao và nguy cơ mất an toàn lao động vẫn còn cao. Ví dụ, như tại một nhà máy rèn cách đây ba năm, những công nhân vẫn thường dùng găng tay amiăng và các loại bảo vệ khác để tự mình mang những cái xô đựng kim loại nóng chảy di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để phục vụ quy trình tiếp theo.
Những loại môi trường làm việc có nguy cơ nguy hiểm cao cần được tự động hóa để loại bỏ các rủi ro về an toàn một cách liên tục và thường cùng góp phần giảm đáng kể chi phí cho phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, các dự án an toàn thường có một tỷ lệ lợi tức thấp (tỷ suất lợi nhuận trong năm/tháng) đối với đầu tư vốn hơn là một dự án giảm chi phí hoàn toàn phải có thời gian hoàn vốn từ 2-3 năm. Kết quả của các dự án này thường làm giảm đáng kể quy mô lao động, do đó đôi khi được nhìn nhận tiêu cực từ phía người lao động và các công đoàn. Điểm cuối cùng: Liệu doanh nghiệp có đầu tư hay không? Nếu thời gian hoàn vốn là bắt buộc họ sẽ, nhưng nếu hoàn vốn không phải là mối quan tâm hấp dẫn đối với họ thì liệu họ có quyết định tự động hóa quy trình hay không? Đó là một vấn đề phức tạp phụ thuộc vào suy nghĩ của ban lãnh đạo cao cấp và cách họ nghĩ về sự an toàn.
Thứ hai, doanh nghiệp nên tự động hóa quy trình nếu sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động thủ công để lắp ráp, mà doanh nghiệp thường phải thuê lắp ráp ở những nơi có chi phí nhân công rẻ. Rõ ràng đó là nguyên nhân khiến hàng triệu việc làm lắp ráp bắt nguồn từ Hoa Kỳ chuyển tới Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, v.v trong vòng 25 đến 30 năm qua. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm như vậy vẫn chưa tiến hành tự động hóa.
Thứ ba, một số doanh nghiệp tìm cách để thực hiện các quy trình kiểm soát bằng máy ở Hoa Kỳ và chỉ thuê bên ngoài các hoạt động lắp ráp. Điều này thường được thực hiện với mô hình một nhà máy được đặt tại Mê-hi-cô nhưng do doanh nghiệp nước ngoài điều hành và xuất khẩu sản phẩm sang nước của doanh nghiệp đó, trên biên giới Hoa Kỳ/Mê-hi-cô. Bất kỳ đàm phán lại nào của thỏa thuận NAFTA, tất nhiên, có thể thay đổi tương lai của mô hình này.
Thứ tư, các quy trình thủ công thường được kết hợp với thiết bị cũ và dựa vào các hệ thống điều khiển cổ điển. Ngoài chi phí lao động cao, các quy trình này thường dẫn đến số lượng sản lượng đầu tiên vượt qua, chi phí phế liệu và tái chế cao, và chất lượng và các vấn đề về độ tin cậy giao hàng với cơ sở khách hàng. Đây là những ứng cử viên tuyệt vời cho tự động hóa.
Một khi quyết định được đưa ra để thực hiện một nghiên cứu khả thi về ưu và nhược điểm của tự động hóa, đã đến lúc cần một số cuộc họp nhóm liên quan đến sản xuất, kỹ thuật, chất lượng, nhà máy điều hành, chủ sở hữu thị trường/sản phẩm và các chuyên gia, nhân viên để tiến hành đưa ra quyết định có hay không thực hiện tự động hóa quy trình.
Nếu không có giải pháp tự động hóa nào phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần xem xét việc bán lại. Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn giản là từ bỏ phân khúc thị trường và thoát khỏi thị trường.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: industryweek.com