Kết quả áp dụng DMADV và DMAIC trong thiết kế quá trình tạo sản phẩm tại công ty Kỹ Thuật Nhựa PH

Tham gia chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương đã giúp công ty TNHH Kỹ Thuật Nhựa PH tăng năng suất máy ép, giảm thời gian dừng máy, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Công ty TNHH Kỹ Thuật Nhựa PH sản xuất sản phẩm Nhựa và khuôn ép nhựa, với tiêu chí phấn đấu trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực gia công và sản xuất sản phẩm Nhựa; với sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, thân thiện môi trường.

Từ đầu năm 2020, Ban lãnh đạo công ty TNHH Kỹ Thuật Nhựa PH đã gửi Phiếu đăng ký tham gia Chương trình hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn áp dụng phương pháp cải tiến, tối ưu hoá công tác thiết kế, cải tiến quá trình tạo sản phẩm (thông qua công cụ DMADV và DMAIC) tại các doanh nghiệp ngành nhựa và điện, điện tử của vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương. Tham gia Chương trình, Công ty được hướng dẫn trực tiếp tại nhà máy 9 buổi trong năm 2020. Ngoài ra, công ty còn được hỗ trợ tư vấn từ xa trong năm 2021.

Áp dụng công Phương pháp áp dụng cải tiến, tối ưu hoá công tác thiết kế, cải tiến quá trình tạo sản phẩm (thông qua công cụ DMADV và DMAIC), công ty Nhựa PH đã được đào tạo tại công ty và đào tạo tập trung cho các cán bộ nòng cốt về nội dung này. Sau quá trình đào tạo, các cán bộ công ty đã chủ động cùng nhóm tư vấn xác định các điểm yếu, các giải pháp để cải tiến hoạt động thiết kế quá trình tạo sản phẩm và cải tiến các quá trình sản xuất.
Công ty đã áp dụng DMADV để thực hiện một chủ đề cải tiến về hoạt động thiết kế quá trình tạo sản phẩm và áp dụng DMAIC để thực hiện 2 chủ đề cải tiến liên quan đến máy ép nhựa số 5 cho sản phẩm “ca xúc cám”.

Các hoạt động áp dụng DMADV và DMAIC được triển khai tại máy ép nhựa số 5 sản xuất mã hàng ca xúc cám của Công ty.

Đến cuối năm 2020, công ty đã đạt được kết quả sau: Đã ban hành được một số quy trình liên quan đến chủ đề Thiết kế lại quá trình “Chuẩn bị triển khai đơn hàng mới tại máy ép Nhựa; đã Giảm thời gian chuyển đổi khuôn tại máy ép nhựa số đạt 25,16%; Hệ số hiệu suất thiết bị toàn phần OEE trung bình đã đạt 61% (trước đây chỉ 25%).
Suốt quá trình triển khai, đã sử dụng “Hướng dẫn áp dụng DMADV và DMAIC trong thiết kế quá trình tạo sản phẩm tại các doanh nghiệp nhựa, điện và điện tử” để đọc, làm theo hướng dẫn này, nhờ đó đã đạt được các kết quả như dưới đây:

Chủ đề 1: Sau khi áp dụng DMADV để Thiết kế lại quá trình “Chuẩn bị triển khai đơn hàng” cho các sản phẩm tại máy ép số 5, đã mang lại Hiệu quả: Đã thử nghiệm và hiểu được, áp dụng thử nghiệm (có chính sửa) 11 quy trình; Đã ban hành chính thức Quy trình Lập kế hoạch sản xuất với bổ sung nhiều nội dung cần xem xét khi lập kế hoạch sản xuất, dựa trên nội dung được đào tạo về DMADV.

Chủ đề 2: Áp dụng chuyển đổi nhanh – SMED để tăng hiệu quả sử dụng máy ép số 5 đã giúp đạt hiệu quả: Trước khi tham gia chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương, thời gian dừng máy do Thay khuôn là 79,5 phút; sau khi tham gia chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương thời gian dừng máy do thay khuôn là 59,5 phút. Sau khi tham gia chương trình năng suất tăng 4,28% so với trước khi tham gia chương trình.

Chủ đề 3: Cải tiến Nâng cao Hệ số năng lực (P) tại máy ép 5, từ đó nâng hệ số OEE (OEE hiện tại 25%). Kết quả đã cải tiến Nâng cao Hệ số năng lực (P) đến ngày 31/12/2020 từ 40,7% lên 80%; từ đó nâng hệ số OEE từ 25% lên 60% tại Máy ép 5.

Dự án áp dụng phương pháp cải tiến, tối ưu hoá công tác thiết kế, cải tiến quá trình tạo sản phẩm (thông qua công cụ DMADV và DMAIC) tại Công ty TNHH Kỹ thuật Nhựa PH đã làm thay đổi một cách cơ bản quan điểm và cách tiếp cận đối với hoạt động thiết kế quá trình sản xuất trong doanh nghiệp và đi đến sự đồng thuận về tầm quan trọng của hoạt động này đối với các mục tiêu cơ bản QCD (chất lượng, chi phí và giao hàng) của doanh nghiệp.

Các bộ phận tham gia vào dự án như Phòng kế hoạch sản xuất và các cán bộ quản lý, bao gồm cả ban lãnh đạo có được sự đồng thuận trong nhận thức về tiếp cận đa chức năng đối với hoạt động thiết kế quá trình tạo sản phẩm và vai trò của các công cụ quản lý dự án trong quá trình này.

Các chủ đề cải tiến cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, cả về tính hiệu suất (QCD) cũng như mục tiêu về năng lực thực hành chu trình DMADV/DMAIC và các công cụ cải tiến thiết kế theo Six Sigma.

Các thay đổi về phương thức thực hành và kết quả thực hiện đều được tiêu chuẩn hóa vào các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Nguồn: P&Q

Tin mới