Kết hợp TQM và 6 Sigma tại Công ty Ford Motor

Ngày nay, khẩu hiệu phổ biến nhất của công ty Ford Motor là “Ford có một ý tưởng tốt hơn.” Trở lại vào năm 1980 khi Công ty Ford Motor thực hành quản lý chất lượng tổng thể rầm rộ với khẩu hiệu: “Chất lượng là ưu tiên số 1”. Trong một cuộc trò chuyện với Dan Dobbs, một chuyên gia Six Sigma ở Ford, ông ghi nhận rằng TQM có thể có hiệu quả cao nhất trong những năm 1980, nhưng Six Sigma là phương pháp quản lý tốt trong giai đoạn hiện nay. Ban đầu, TQM – phương pháp cải tiến quy trình dựa trên sự hài lòng của khách hàng với chất lượng sản phẩm được sử dụng đầu tiên thông qua một liên doanh. Thông qua quan hệ đối tác với ChemFil, một bộ phận của hãng PPG Industries, Ford muốn sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt hơn, tạo một môi trường làm việc ổn định cho người lao động và thực hiện quản lý hiệu quả, tạo ra lợi nhuận. Vào những năm 1990, “Chất lượng là ưu tiên số 1” được đổi thành “Chất lượng con người, chất lượng sản phẩm.” Qua hợp tác với nhà cung cấp sơn ChemFil, quy trình sơn được phát triển để đảm bảo rằng một “sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng nghĩa với sự hiệu quả về tài chính”. Họ đã là đi đầu trong việc thiết kế quá trình chuẩn bị (dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng) được thực hiện bởi ChemFil với quản lý và người lao động nhằm theo dõi các công đoạn của màu sơn ảnh hưởng đến kết quả chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, giai đoạn dự đoán yêu cầu của khách hàng đã kết thúc và công cụ TQM thay vào đó có nghĩa là quá trình tất cả mọi giai đoạn sản xuất đều được đảm bảo thực hiện nghiêm túc, không ngừng phát triển và cải thiện chủ yếu thông qua những cuộc khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Theo Dan Dobbs, “Lãng phí và thiếu chất lượng được đánh giá trên nhiều cấp độ.” Điều này đặc biệt đúng khi nhìn vào hệ thống yêu cầu Bảo hành của Ford. Tính đến năm 2008, tỷ lệ sửa chữa bảo hành giảm 60% nhờ sử dụng Six Sigma. Kỹ sư trưởng của Ford, Hyde người chịu trách nhiệm thực hiện và phát triển Six Sigma nói, “Các quá trình thiết kế và kỹ thuật phân tích có thể làm rõ nhiều vấn đề trước khi sản phẩm được ra mắt, và giúp cho việc sửa lỗi trở nên dễ dàng hơn thông qua quá trình xác định, đo lường, phân tích, cải thiện, và kiểm soát (DMAIC) trong Quản lý chất lượng toàn diện.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: brighthubpm.com

Tin mới