Kế hoạch triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020”

Ngày 28/2/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020”. Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu: 1. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; 2. Hỗ trợ tạo bước đột phá cho các đặc sản của địa phương phục vụ cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ và mở rộng xuất khẩu; 3. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa của địa phương, góp phần nâng cao chỉ số TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương. Theo đó, từ năm 2017 đến năm 2020, Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện các nội dung như: Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên sâu, hội thảo chuyên đề nhằm phổ biến kiến thức về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ 20 đến 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa của tỉnh trong đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội,… và các công cụ quản lý tiên tiến, góp phần tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.. Cụ thể như sau:
  1. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến công nghệ cho ngành nghề, làng nghề truyền thống (công nghệ trong chưng cất tinh dầu tràm, công nghệ cơ khí chếbiến nông sản);
  2. Xây dựng 10 – 12 mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp như: Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL trách nhiệm xã hội SA 8000 và Công cụ Lean cho doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc; Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000 và HTQL năng lượng ISO 50001 cho doanh nghiệp sản xuất ngành vật liệu xây dựng; Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000 (hoặc GMP) và Công cụ 5S cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm; Áp dụng điểm mô hình Lean Six Sigma (LSS) vào doanh nghiệp; Áp dụng tích hợp Tiêu chuẩn về Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm hàn (ISO 3834) với ISO 9001 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo; Áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ISO 45001) vào doanh nghiệp;
  3. Mở rộng diện tích Việt GAP trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
  4. Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (đối với sản phẩm nhóm 2).
  5. Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển thương hiệu; tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia;
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm dầu tràm Huế và một số sản phẩm đặc sản khác đến năm 2020 trở thành thương hiệu mạnh. Xây dựng thêm 5 đến 7 phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của Tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phm nhóm 2 trên trang thông tin điện tử chuyên ngành, phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, thúc đẩy cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc công bố tiêu chuẩn cơ sở để khách hàng, người tiêu dùng lựa chọn. Dự kiến Tỉnh sẽ dành 2 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách địa phương và huy động thêm hơn 4 tỷ đồng vốn đối ứng của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất để thực hiện kế hoạch trên.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới