ISO và các nước đang phát triển

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) mang lại lợi ích về công nghệ, kinh tế và xã hội. Hệ thống ISO làm hài hòa các thông số kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ ngành công nghiệp, giúp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và phá vỡ rào cản thương mại quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, ISO là một bí quyết công nghệ quan trọng. Các nước đang phát triển có thể sử dụng ISO để tiếp cận kiến ​​thức trong lĩnh vực mà họ thiếu chuyên môn hoặc tài nguyên. Ngoài ra, ISO có thể cải thiện khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu. Khi họ xác định các đặc điểm sản phẩm và dịch vụ phải đáp ứng trên thị trường xuất khẩu, ISO giúp các nước đang phát triển tham gia một cách công bằng trên thị trường thương mại quốc tế. Cùng tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn Các nước đang phát triển cũng có thể hưởng lợi từ việc tích cực tham gia vào sự phát triển của hệ thống ISO. Các tiêu chuẩn được phát triển theo một tiến trình mở và phản ánh quan điểm của nhiều bên liên quan bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, đại diện chính phủ, học giả và người tiêu dùng. Tích cực tham gia vào quá trình này mang lại lợi ích rất lớn:
  • Ảnh hưởng đến các nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn để đảm bảo rằng phản ánh đúng các nhu cầu thiết yếu.
  • Thu được những kinh nghiệm trong công tác tiêu chuẩn hóa có thể giúp xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, và cho phép tiếp cân nhanh chóng với các thông tin và kiến ​​thức công nghệ
  • Đóng góp vai trò tích cực trong cộng đồng theo tiêu chuẩn ISO, thúc đẩy việc áp dụng phổ biến tiêu chuẩn quốc tế trong nước và tham gia vào sự phát triển của những tiêu chuẩn này, giúp các nước đang phát triển phát huy hết tiềm năng quốc gia.
Vai trò của ISO đối với các nước đang phát triển? Với hơn ¾ quốc gia thành viên trong tổng số 163 thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đến từ các nước đang phát triển, ISO cam kết giúp các nước đâng phát triển nhận được nhiều lợi ích nhất từ các tiêu chuẩn quốc tế. Là một phần của Kế hoạch hành động của ISO đối với các nước đang phát triển, ISO cung cấp một số chương trình nâng cao năng lực với sự tham gia của đại diện các nước đang phát triển trong tiêu chuẩn hóa, nâng cao nhận thức về lợi ích và giúp tăng cường hợp tác khu vực. Gần đây ISO đang triển khai một số hoạt động:
  • Dự án tăng cường năng lực thể chế ở Myanmar
  • Dự án tăng cường năng lực trong thương mại của UNIDO
  • Dự án MENA STAR cải thiện cơ sở hạ tầng về tiêu chuẩn và quy định ở Trung Đông và Bắc Phi
  • Dự án SR MENA về việc sử dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi
  • ISO cũng cung cấp các cơ hội giáo dục đào tạo và thông qua Học viện ISO.
Mở rộng các mối quan hệ hợp tác là một trong những hoạt động mà ISO đã thực hiện để thúc đẩy sự tham gia của các quốc gia thành viên nằm trong diện những nước đang phát triển.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.iso.org

Tin mới