ISO 9001 trong vai trò một công cụ quản lý kinh doanh (Phần 2): Nắm bắt các yêu cầu và tạo nên giá trị gia tăng

Một mô hình kinh doanh mô tả những cách thức một DN tạo ra, cung cấp, và nắm bắt giá trị cho bất cứ ai hay bất cứ điều gì phụ thuộc vào DN. Các mô hình kinh doanh nên phác thảo nhiệm vụ, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức và quy trình vận hành của DN. Một DN cần phải cung cấp những giá trị cho khách hàng và thuyết phục khách hàng chi trả cho những giá trị đó. Một khi khách hàng chấp thuận, DN buộc phải hoạt động hiệu quả để thu được lợi nhuận.

Cách tiếp cận quá trình

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 có nghĩa là sử dụng ISO 9001 như một công cụ quản lý DN. Như vậy, mỗi nhân viên của DN cần phải có hiểu biết cơ bản về cách thức vận hành, trình tự, quy trình hoạt động, cách thức tạo ra doanh thu của DN; và vai trò của họ trong toàn bộ hệ thống. Nếu không hiểu về quy trình tổ chức, rất khó để nắm bắt vấn đề, tìm ra những nguyên nhân thực sự, và thực hiện hành động phòng ngừa hoặc khắc phục. Cách thức tiếp cận quá trình dựa trên bốn yếu tố:

  1. Nắm bắt được các yêu cầu
  2. Xem xét quá trình tạo nên giá trị gia tăng
  3. Kiểm nhiệm kết quả thực hiện quy trình và những hiệu quả đạt được
  4. Cải tiến liên tục quá trình dựa trên những đánh giá khách quan

Nắm bắt các yêu cầu

Hầu hết vấn đề trong tổ chức là do không hiểu và đáp ứng đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Nhân viên thường làm việc kém hiệu quả bởi họ không hiểu rõ về những yêu cầu trong công việc của họ. Khách hàng thường không hài lòng vì yêu cầu của họ chưa được đáp ứng.

Hiểu yêu cầu là trách nhiệm của cả hai bên liên quan. Để nhân viên làm việc hiệu quả, điều quan trọng trong quy trình tổ chức là xác định yêu cầu công việc chi tiết và phổ biến chúng cho mỗi nhân viên.

Việc định hướng các yêu cầu của khách hàng cũng rất quan trọng. Khách hàng hiểu những gì mình muốn, nhưng họ vẫn có thể chưa hiểu rõ những gì họ cần DN của bạn cung cấp. Khi mọi yêu cầu đã được nắm bắt, cơ hội để đáp ứng chúng tăng lên đáng kể, và điều này sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho DN.

Quá trình tạo nên giá trị gia tăng

DN nên cân nhắc tạo thêm giá trị gia tăng trong cả nội bộ và bên ngoài trong suốt quá trình kinh doanh, bắt đầu từ việc chiếm được lòng tin của khách hàng để đem đến sản phẩm tốt nhất. Đây là khi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh doanh mà không chỉ là một công cụ tiếp thị để thu hút khách hàng. Quá trình chuyển đổi đầu vào (yêu cầu sự hiểu biết) dẫn tới kết quả đầu ra mong muốn (nắm bắt được yêu cầu). Nếu không thể kiểm soát đầu vào, DN sẽ không thể nhận thêm các giá trị gia tăng.

Giá trị gia tăng được đánh giá dựa trên kết quả công việc khi nhiệm thu. Giá trị trong nội bộ có thể là một nhân viên đáp ứng được yêu cầu theo đúng mô tả công việc. Giá trị bên ngoài có thể là các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng, về cả mặt thời gian và ngân sách.

Nếu một DN không tạo ra các giá trị hoặc hoạt động không hiệu quả, điều đó có nghĩa nhân viên của họ đang không hiểu rõ về công việc và khách hàng đang không hài lòng vì yêu cầu của họ không được đáp ứng thỏa đáng. Giống như khi một khách hàng gọi điện cho tổng đài chăm sóc khách hàng, và nhân viên hỏi rất nhiều câu hỏi chỉ để xác minh danh tính của khách hàng đó. Khi người nhân viên nhận ra mình không có năng lực hỗ trợ cho khách hàng và chuyển máy đến một nhân viên khác, mà nhân viên này cũng lặp lại một loạt các câu hỏi xác minh tương tự. Trong khi những nhân viên này dành thời gian cho việc xác minh danh tính khách hàng, họ đã không giải quyết được các vấn đề thực sự của khách hàng đó.

Việc lặp lại thông tin không tạo ra giá trị cho khách hàng hay chính DN. Giá trị được xác định tại các điểm “đầu ra” của mỗi quá trình. Nếu những thông tin “đầu vào” chưa được hiểu rõ thì rất khó có thể tạo ra các giá trị “đầu ra” thiết thực.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: qualitydigest.com

Tin mới